Quỹ này sẽ cho phép người trồng cà phê trang trải các chi phí sản xuất và tránh những tổn thất mà họ từng phải đối mặt trước đây do cà phê trên thị trường quốc tế mất giá.
Quỹ bình ổn giá cà phê của Colombia có nguồn ngân sách 63,9 triệu USD. (Nguồn: dailycoffeenews.com)
Colombia, quốc gia sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao hàng đầu thế giới, mới đây đã thành lập quỹ bình ổn giá cà phê đầu tiên trong lịch sử với nguồn ngân sách 63,9 triệu USD, nhằm bảo vệ thu nhập của người trồng cà phê trong nước những biến động trên thị trường.
Bộ trưởng Tài chính Colombia Alberto Carrasquilla cho biết quỹ này sẽ cho phép người trồng cà phê trang trải các chi phí sản xuất và tránh những tổn thất mà họ từng phải đối mặt trước đây do càphê trên thị trường quốc tế mất giá.
Bộ trưởng Carrasquilla nói rằng thông qua cơ chế này, người trồng cà phê có thể đảm bảo được một mức giá ổn định trong vòng 6-8 tháng hoặc 1 năm khi tới mùa thu hoạch.
Điều này cũng giúp cho người trồng yên tâm và đảm bảo rằng sản phẩm của họ được định trước về giá, nhờ đó họ chuyên tâm hơn để sản xuất những loại cà phê ngon nhất thế giới mà không lo về vấn đề giá cả.
Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp Colombia Andres Valencia nói rằng quỹ trên đã thực hiện hóa được mong muốn lâu nay của người trồng cà phê Colombia về một công cụ giúp họ bảo vệ giá cả sản phẩm của mình.
Colombia là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Brazil và Việt Nam, với 880.000ha trồng cà phê và khoảng 560.000 hộ gia đình tham gia hoạt động sản xuất loại hạt này.
Năm 2019, sản lượng cà phê của Colombia đạt mức kỷ lục 14,8 triệu bao (1bao = 60kg), mức cao nhất trong vòng 27 năm qua, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…