Theo CropLife Việt Nam, một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Nature Food cho biết, ngô biến đổi gen (BĐG) tạo ra năng suất cao hơn so với giống ngô lai truyền thống ở Nam Phi, hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực trước thách thức của BĐKH.
Ứng dụng CNSH trong sản xuất
Theo tiến sĩ Aaron Shew, nhà nghiên cứu chính, phó giáo sư chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại Đại học Bang Arkansas (Hoa Kỳ): “Nghiên cứu chỉ ra công nghệ sinh học (CNSH) mang lại nhiều lợi ích cho ngô trắng dùng làm lương thực chính ở Nam Phi hơn so với ngô vàng dùng trong thức ăn chăn nuôi…. Đây là tín hiệu khả quan báo hiệu tiềm năng sử dụng các công cụ CNSH để cải thiện công tác sản xuất các loại cây lương thực chính tại châu Phi.”
Nghiên cứu đánh giá sự khác biệt về năng suất giữa ngô trắng BĐG, ngô vàng BĐG và ngô lai truyền thống tại 106 vùng trồng khác nhau ở Nam Phi trong suốt 28 năm. Các dữ liệu sử dụng được lấy lại từ những năm 1980. Năm 1999, số lượng giống cây BĐG tại Nam Phi chỉ chiếm 5%, với các giống ngô kháng sâu Bt đầu tiên được giới thiệu. Nhưng con số này tăng trưởng nhanh chóng, lên 63% vào năm 2009. Điều này cho thấy mức độ chấp nhận của nông dân đối với công nghệ BĐG ngày càng cao.
Nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ 491 giống cây trồng, 49.335 cây được áp dụng phương pháp canh tác khô và 9.617 cây được áp dụng phương pháp tưới tiêu tại Nam Phi - quốc gia dẫn đầu về canh tác thương mại và cơ giới hóa nông nghiệp trong khu vực. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được đánh giá là đại diện cho các thử nghiệm thực địa mang tính quy mô nhất trên cây trồng BĐG tại lục địa này.
Kết quả nổi bật của nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể về năng suất của ngô BĐG được trồng trên vùng đất khô hạn, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi phần lớn nông nghiệp của châu Phi phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên hơn so với việc sử dụng công tác tưới tiêu. Năng suất ngô thu được từ các vùng trồng dùng nước tưới thường cao hơn 2 triệu tấn/ ha so với ngô trồng ở các vùng khô hạn. Trong khi đó, ngô BĐG giúp tăng năng suất ngô trung bình lên 8%, trong khi ngô trắng BĐG đem lại năng suất tăng gấp đôi so với ngô vàng BĐG.
Thích ứng với BĐKH và đảm bảo an ninh lương thực
Trước những hoài nghi xoay quanh vấn đề cây trồng BĐG có thực sự mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tăng sản lượng cây trồng hay không, kết quả của nghiên cứu lần này đã giúp giải đáp thắc mắc. Ngô trắng, nông sản chính ở Nam Phi, là ví dụ cụ thể cho việc thử nghiệm tác động tiềm tàng của cây trồng BĐG đối với nguồn cung lương thực cho con người.
Sự chênh lệch đáng kể về tổng sản lượng tại 8 tỉnh được nghiên cứu cũng được chỉ rõ, công nghệ chuyển gen (BĐG) đem lại tiềm năng lớn hơn trong việc tăng cường sản xuất tại các vùng sản xuất cận biên hay tại các hộ sản xuất nhỏ nơi có tiềm năng mở rộng thấp.
Thông qua nghiên cứu này, ngô BĐG cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với BĐKH, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số ưu điểm nổi bật của công nghệ BĐG: gia tăng năng suất, giảm thiểu chi phí canh tác hoặc kết hợp cả hai nhằm đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Các tác giả nhận định: “Bằng chứng thực nghiệm cho thấy những người được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ chỉnh sửa gen là những nông dân có thu nhập thấp ở các nước đang phát triển, nơi ngày càng có ít sự lựa chọn hơn trong việc quản lý dịch hại và tính dễ bị tổn thương của cây trồng có xu hướng cao hơn”.
Tiến sĩ Shew cho biết: “Khi các công cụ CNSH mới được phát triển, thử nghiệm và phê duyệt, chúng tôi hy vọng những cải tiến này sẽ khuyến khích giáo dục, hỗ trợ chính sách và tiếp cận kinh tế đối với cây trồng CNSH chủ lực tại nơi các nhà sản xuất cần chúng nhất như Nam Phi và rộng hơn là khu vực châu Phi cận Sahara”.
Theo tác giả, trong tương lai, các nghiên cứu sẽ tập trung vào sự khác biệt về năng suất giữa ngô BĐG và ngô lai truyền thống ở các nông hộ sản xuất nhỏ và đóng góp của ngô BĐG đối với lợi ích kinh tế và an ninh lương thực tại cấp độ nông trại.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…