Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 8 năm 2020 | 15:16

Đà Nẵng triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng

Đà Nẵng sẽ thực hiện xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế ở bệnh viện và người dân ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc có biểu hiện nghi ngờ…

Ngày 01/8, UBND TP. Đà Nẵng Ban hành công văn về việc phê duyệt phương án tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng trên địa bàn thành phố.
 
Theo đó, TP. Đà Nẵng sẽ thực hiện xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, nhân viên y tế ở bệnh viện và người dân ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc có biểu hiện nghi ngờ (sốt, ho, khó thở…) để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời; giúp các cơ quan chuyên môn nhanh chóng có biện pháp triển khai kiểm soát khoang vùng, dập dịch kịp thời, không để dịch COVID-19 lây lan trên địa bàn.
 
Người dân trong khu vực phong toả được lấy mẫu để xét nghiệm
Người dân trong khu vực phong toả được lấy mẫu để xét nghiệm

 

UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan đơn vị chức năng đảm bảo số lượng nhân lực có kỹ năng lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 theo đúng quy định hướng dẫn của Bộ Y tế; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của các cơ sở xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime –PCR.
 
Đối tượng lấy mẫu xét nghiệm là tất cả các trường hợp sinh sống trong khu vực áp dụng biện pháp cách ly vùng, khu vực do Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP. Đà Nẵng quyết định theo phương án số 77/PA của Ban chỉ đạo về tổ chức cách ly y tế vùng có dịch Covid-19 trên địa bàn.
 
Các trường hợp là bệnh nhân nội trú, người nhà bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, người từng làm việc, thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng và các bệnh viện có trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2; các trường hợp đã từng đi đến các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao trong các thông báo khẩn của Bộ Y tế và Bản tin của Ban Chỉ đạo; các trường hợp có liên quan đến lộ trình di chuyển của bệnh nhân mắc Covid-19 cùng thời điểm với bệnh nhân hoặc người dân sinh sống trong khu vực  lưu trú của bệnh nhân (tổ dân phố bệnh nhân lưu trú và 3 tổ dân phố liền kề). Các trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh khác theo đề xuất của Sở Y tế, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo TP. Đà Nẵng
 
Để đảm bảo năng lực xét nghiệm tại chổ, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 cho tất cả kỹ thuật viên xét nghiệm của các bệnh viện đóng trên địa bàn; thành lập, chỉ đạo, quản lý, điều động các tổ cơ động lấy mẫu xét nghiệm; đảm bảo các nguồn lực xét nghiệm số lượng lớn, trả lời kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng.
 
Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, phân công, điều phối các cơ sở y tế tham xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có trách nhiệm là đầu mối trong việc tiếp nhận, điều phối mẫu bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2; Bệnh viện Đà Nẵng (trong giai đoạn phong tỏa) có trách nhiệm xét nghiệm cho các đối tượng là nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang cách ly tại bệnh viện; Bệnh viện phổi có trách nhiệm xét nghiệm cho các đối tượng là nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang cách ly tại bệnh viện và đối tượng xét nghiệm diện rộng khu vực quận Liên Chiểu.
 
Đối với các cơ sở có thể đáp ứng một phần điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực có thể tham gia thực hiện xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtiem-PCR dưới sự hỗ trợ chuyên môn của Đoàn chuyên gia Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương… có phương án nâng cấp, cải tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị, nhân lực đề xuất đến cơ quan có thẫm quyền xem xét việc được cho phép tham gia thực hiện xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2.
 
UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Công an thành phố; UBND các quận, huyện và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện; đảm bảo các nguồn lực để xét nghiệm số lượng lớn; tăng tốc để xét nghiệm và trả lời kết quả chính xác, nhanh chóng.
 
Thành lập, chỉ đạo, quản lý, điều động, cung cấp đầu mối các tổ cơ động lấy mẫu xét nghiệm; đề xuất, chỉ định các khu vực, đối tượng cần lấy mẫu xét nghiệm, không bỏ sót các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao; đề xuất thời gian, địa điểm xét nghiệm; thông báo để các đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện.
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
Top