Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 7 năm 2020 | 10:1

Đà Nẵng tạm dừng các sự kiện đông người, dừng đón khách du lịch trong 14 ngày

Sáng nay (26/7), UBND TP Đà Nẵng chính thức có văn bản yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Tạm dừng đón khách du lịch đến Đà Nẵng trong vòng 14 ngày

Đà Nẵng tạm dừng tổ chức các sự kiện lớn, không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc; tạm dừng đón khách du lịch đến Đà Nẵng trong vòng 14 ngày.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và đề nghị các hội, đoàn thể, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; thời hạn thực hiện từ 13 giờ ngày 26/7/2020 cho đến khi có thông báo mới.

tam dung cac su kien va don khach du lich den da nang trong 14 ngay hinh 1

Quận Hải Châu triển khai tiêu độc khử trùng - Ảnh Hải Sơn

Thành phố yêu cầu người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Bắt đầu từ 13h chiều  nay (26/7), thành phố tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết; Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…), các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn...). 

Riêng các khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định của các cơ quan chức năng. Ngành giáo dục thực hiện giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh. 

Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời gian, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

Sở Y tế thành phố khẩn trương tổ chức điều tra yếu tố dịch tễ, điều tra, truy vết tất cả các khu vực, trường hợp có liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19 để áp dụng các biện pháp khoanh vùng, cách ly; Khẩn trương xây dựng phương án giám sát và theo dõi chặt chẽ các trường hợp có triệu chứng sốt, ho, khó thở ... tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng bằng phương pháp phù hợp để xác định nguồn lây, không để bỏ sót trường hợp có nguy cơ cao, phát hiện sớm các trường mắc bệnh để có biện pháp can thiệp y tế phù hợp.

Sở Du lịch thực hiện tạm dừng tổ chức đón khách du lịch đến Đà Nẵng trong vòng 14 ngày kể từ ngày 26/7/2020 để đảm bảo an toàn cho khách và cộng đồng cho đến khi có thông báo mới. Riêng đối với các cơ sở lưu trú trong thời gian tạm dừng nêu trên nếu có trường hợp đặc biệt thì yêu cầu đơn vị báo cáo Sở Du lịch và UBND các quận, huyện để xin ý kiến cấp thẩm quyền.  

UBND thành phố cũng giao Sở Công thương đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cá nhân, cung cấp suất ăn phục vụ công tác cách ly tại khu Ký túc xá phía Tây thành phố.

UBND quận Liên phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập và chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết để tổ chức cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại Khu ký túc xá phía tây thành phố. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 26/7/2020.

 

Nghệ An rà soát, cách ly người dân từng đến Đà Nẵng trong 14 ngày qua

Ngày 24/7, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An có Văn bản số 2381/BCĐ-SYT về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các huyện, thành phố, thị xã; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

 

bna_image_3315939_2572020.jpg
Văn bản yêu cầu tăng cường phòng, chống Covid-19 của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thành Chung – Báo Nghệ An

Đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện: Chỉ đạo, rà soát, lập danh sách và thông báo ngay cho người dân đã đến thành phố Đà Nẵng và tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19, yêu cầu cách ly theo quy định, thực hiện khai báo y tế và phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Covid-19 theo quy định.

Tổ chức chặt chẽ, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo mọi điều kiện để thực hiện nhiệm vụ cách ly đối tượng tại các khu cách ly tập trung của huyện. Đối với các địa phương có khu vực cách ly tập trung của tỉnh, chủ động phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các lực lượng thực hiện công tác tiếp nhận, cách ly; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, trật tự trong các khu vực thực hiện cách ly y tế vùng dân cư.

Triển khai vệ sinh môi trường, phun hóa chất khử khuẩn tại nơi sinh sống, làm việc của những người dân nêu trên.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra công điện khẩn về tăng cường thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19

Tối 25-7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện khẩn số 16/CĐ-UBND gửi Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

164d0001141t13650l0.jpg
Ảnh: Báo Thanh Hóa

Để chủ động, ngăn chặc dịch bệnh lây lan vào địa bàn tỉnh, bảo đảm hoàn thành mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu: Các cấp, các ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động, tích cực, đề cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 .

Khuyến khích người dân đeo khẩu trang tại bệnh viện, bến xe, bến cảng, sân bay, trên phương tiện vận tải hành khách, các khu tập trung đông người và thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng chống dịch như rửa tay bằng xà phòng, dung dịch nước sát khuẩn…

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp với các bệnh viện, phòng y tế các huyện và các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng Quốc tế Nghi Sơn, các bến xe, ga đường sắt, các phương tiện vận tải hành khách, các bệnh viện, khu du lịch, phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống dịch và nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 để có biện pháp chỉ đạo khắc phục kịp thời, giám sát chặt chẽ những ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính để tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

Phải ghi lại họ tên, địa chỉ của người có dấu hiệu cảm cúm, ho, sốt

Mấy ngày gần đây, dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt đã xuất hiện ca bệnh lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Nhằm tăng cường công tác phát hiện sớm ca bệnh để kịp thời khoanh vùng, cách ly, điều trị kịp thời, giảm lây nhiễm ca bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc các Trường Đại học Y, Dược; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao quản lý yêu cầu các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khi tư vấn bán thuốc cho những người có dấu hiệu cảm cúm, triệu chứng ho, sốt phải ghi lại họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người bệnh, khuyến cáo cài đặt các ứng dụng khai báo y tế và thông báo cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn để theo dõi, quản lý ca bệnh.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Bộ Y tế về việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông tin đến các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn số điện thoại đường dây nóng hoạt động 24/24h để tiếp nhận thông tin của các cơ sở bán lẻ thuốc về các trường hợp trên; vận hành hướng dẫn các ứng dụng khai báo y tế để tiếp nhận các thông tin liên quan tới các ca nghi nhiễm để có các biện pháp cách ly phù hợp.

Các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với những người bệnh có triệu chứng cảm, cúm, ho, sốt để phát hiện sớm ca bệnh Covid-19, tổ chức cách ly, khoanh vùng kịp thời hạn chế thấp nhất lây nhiễm.

Các phòng khám tư nhân tăng cường sàng lọc người bệnh có dấu hiệu cảm cúm, triệu chứng ho, sốt, bố trí khám ở khu vực riêng, phân luồng riêng và có sổ theo dõi họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người bệnh để theo dõi, quản lý ca bệnh. Đề nghị các đơn vị khẩn trương phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả./. 

 

 

 

Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top