Khu di tích đền Cờn, tính đến thời điểm hiện nay tuy đã qua mùa lễ hội đầu năm, nhưng không vì thế mà Ban quản lý (BQL) chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh.
Mục tiêu bảo đảm an toàn cho nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương vẫn được đặt lên hàng đầu.
Đền Cờn thuộc phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) từ xưa tới nay được biết đến là một trong những nét văn hóa tâm linh quan trọng của người dân làng Kẻ Càn (nay là làng Phương Cần) nói riêng và người dân Nghệ An nói chung. Đền Cờn được chia thành đền Cờn Trong và đền Cờn Ngoài, hợp thành một thể thống nhất “hai trong một”. Được công nhận là di tích cấp Quốc gia, là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng bậc nhất Nghệ An, đứng đầu trong bốn đền nổi tiếng ở Nghệ An.
Hàng năm, mùa lễ hội đền Cờn được tổ chức vào các ngày 19 - 21 tháng Giêng. Là ngôi đền với những lễ hội cổ xưa nhất của xứ Nghệ. Lễ hội mang đậm nét văn hóa độc đáo, phản ánh đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian của người dân biển Quỳnh nơi cửa biển từ ngàn đời nay.
Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thị xã Hoàng Mai, BQL di tích đền Cờn quyết định dừng tổ chức Lễ hội đền Cờn và các hoạt động du lịch khác.
Theo đó, BQL di tích đã nghiêm túc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, thực hiện việc khử trùng tại đền thường xuyên; dán các khuyến cáo về tình hình dịch bệnh; hướng dẫn du khách cách đo thân nhiệt, khử trùng, diệt khuẩn, rửa tay; phát 50 ngàn khẩu trang miễn phí cho du khách; công tác thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên.
Trong thời gian tạm dừng hoạt động, ngoài việc vệ sinh toàn bộ khuôn viên di tích được thực hiện thường xuyên, Ban quản lý di tích đã tu sửa, tôn tạo một số hạng mục như lợp mới lại toàn bộ ngói tại đền, xây mới nhà vệ sinh...
Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, hiện nay đền mở cửa trở lại. Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng BQL khu di tích đền Cờn, cho biết: “Ưu tiên hàng đầu trong việc mở cửa trở lại của di tích là đảm bảo tốt vấn đề phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường an toàn cho du khách. Cùng với đó là chú trọng chất lượng phục vụ để thu hút khách du lịch”.
Hiện BQL đã sẵn sàng phương án đưa các hoạt động trở về guồng quay cũ. Tại cổng vào, BQL đền bố trí máy đo thân nhiệt, nước rửa tay diệt khuẩn. Du khách được đo thân nhiệt, rửa tay và yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào đền. Các bảng thông tin về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng được BQL chuẩn bị đặt ngay các cửa ra vào, tại các điểm dừng tham quan để du khách dễ quan sát và nắm được thông tin.
Công tác vệ sinh môi trường trong di tích được tăng cường để đảm bảo tất cả các khu vực luôn được khử trùng, sạch sẽ và thoáng mát. Khu vực nhà vệ sinh luôn đặt sẵn xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn phục vụ khách tham quan. Đối với nhân viên phụ việc tại đền, luôn phải đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch. BQL đền cũng thực hiện giới hạn mỗi đoàn khách số lượng người mỗi khi vào đền dâng hương, lễ thánh.
Theo đánh giá chung, từ khi di tích mở cửa trở lại, tuy lượng khách không đông như những năm trước nhưng mọi du khách đến đây đều cảm thấy yên tâm bởi BQL đền đều bố trí điểm sát khuẩn tay, đo thân nhiệt ngay từ cổng vào, những người không đeo khẩu trang được nhắc nhở và yêu cầu chấp hành đầy đủ. Ngoài ra, hệ thống loa truyền thanh cũng thường xuyên phát thông báo yêu cầu du khách nâng cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh...
Trao đổi với PV, ông Hồ Xuân Hường, Chủ tịch UBND phường Quỳnh Phương, chia sẻ: Sau thời gian giãn cách xã hội, nhân dân trong vùng và du khách từ các tỉnh, thành phố lân cận khi về thắp hương, vãn cảnh đều phấn khởi bởi được đón tiếp nồng hậu trong khuôn viên khu di tích sạch đẹp, an toàn. Địa phương luôn chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn, an tâm cho du khách tham quan, lễ đền.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.