Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 10 năm 2020 | 20:40

Dân hào hứng với chương trình "đổi rác lấy quà"

Rác thải nhựa đã qua sử dụng người dân có thể đổi lấy một số vật phẩm như gạo, mì gói, kìm cắt móng tay, tập vở, nước tương...

Đổi rác thải lấy nhiều vật phẩm hữu ích

Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ một phần nhu yếu phẩm cho người dân, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam kết hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nhà Bè tổ chức ngày hội “Đổi rác thải nhựa nhận quà” vào sáng 10/10 tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Tại đây, người dân có thể mang rác thải nhựa đã qua sử dụng đến đổi lấy một số vật phẩm như gạo, mì gói, kìm cắt móng tay, tập vở, nước tương, túi nylon tự phân hủy…

 

nhieusanphamduocdoilayqua_rwpi.jpg
Người dân mang rác thải nhựa đã qua sử dụng để đổi quà. Ảnh: NGUYỄN CHÂU

 

Phát biểu tại Ngày hội, Bà Trương Kim An, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nhà Bè cho biết: “Qua ngày hội này chúng ta sẽ cùng đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến từng cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe của con người. Từ đó từng bước góp phần nâng cao nhận thức và hành vi trong cộng đồng dân cư về việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nylon khó phân hủy để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường."

Chương trình được rất nhiều người dân hưởng ứng tham gia. Thông qua chương trình nhiều người cũng đã hiểu hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Tại ngày hội, ông Nguyễn Văn Tài, người dân tại xã Phước Kiển, chia sẻ: "Tôi thấy chương trình thật sự có ý nghĩa. Qua đây, tôi nhận thấy việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Rất mong chương trình này được lan tỏa ở nhiều nơi, không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở những vùng nông thôn."

Ông Đặng Bảo Quốc, Trưởng Đại diện Hội môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết Ngày hội “Đổi rác thải nhựa nhận quà” mong muốn kêu gọi mọi người dân trên địa bàn huyện Nhà Bè nói riêng, TP nói chung chủ động hạn chế sử dụng rác thải nhựa, giảm áp lực lên môi trường sống, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khỏe của chính mình và cộng đồng.

5 thay đổi hướng tới cải thiện môi trường và sức khoẻ con người trong tương lai

Nhóm Nghiên cứu của IBM mới đây đã công bố danh sách hàng năm về 5 thay đổi quan trọng trong vòng 5 năm kế tiếp, bao gồm những thay đổi lướn sẽ được thúc đẩy bởi sự đổi mới trong khoa học và công nghệ.

Tầm nhìn của IBM Research về tương lai năm nay tập trung vào câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng công nghệ để tái phát minh và khám phá những thiết kế cũng như vật liệu nhằm tìm ra các giải pháp bền vững hơn cho các vấn đề hàng ngày?

Danh sách IBM 5-trong-5 năm nay được đưa ra tại Đại hội đồng Liên hợp quốc trực tuyến lần đầu tiên, thể hiện tư duy của cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học thuộc IBM Research với mong muốn áp dụng công nghệ để tăng tốc khám phá và tìm ra các giải pháp bền vững hơn.

Dưới đây là danh sách 5-trong-5 năm 2020 của IBM Research:

Thu thập và chuyển hóa CO2 để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Trong 5 năm tới, chúng ta sẽ có thể thu nhận CO2 từ không khí và biến nó từ thảm họa của môi trường thành một thứ hữu ích. Mục tiêu là làm cho việc thu thập và tái sử dụng CO2 đủ hiệu quả trên quy mô toàn cầu, từ đó có thể giảm đáng kể mức độ CO2 độc hại trong khí quyển và cuối cùng là làm chậm sự thay đổi khí hậu.

Mô hình hóa Mẹ Thiên nhiên để nuôi sống dân số toàn cầu đang ngày càng tăng trong khi giảm lượng khí thải carbon. Trong 5 năm tới, IBM sẽ tái tạo khả năng chuyển đổi nitơ trong đất tự nhiên thành phân bón giàu nitrat để cung cấp cho thế giới đang phát triển, đồng thời giảm tác động môi trường của phân bón. IBM sẽ đưa ra giải pháp sáng tạo cho phép cố định nitơ ở quy mô bền vững và giúp nuôi sống dân số đang tăng nhanh trên thế giới.

rethinking-batteries-before-we-have-torethink-our-world50368812541o-1602242163475800981082.jpg
rong 5 năm tới, IBM sẽ khám phá các vật liệu mới cho các loại pin an toàn và thân thiện hơn với môi trường, có khả năng hỗ trợ tái tạo năng lượng điện và phát triển giao thông bền vững.

 

Tái thiết kế các loại pin trước khi chúng ta phải tái suy nghĩ lại về thế giới của mình. Trong 5 năm tới, IBM sẽ khám phá các vật liệu mới cho các loại pin an toàn và thân thiện hơn với môi trường, có khả năng hỗ trợ tái tạo năng lượng điện và phát triển giao thông bền vững. Nhiều nguồn năng lượng tái tạo sẽ không liên tục và cần lưu trữ. Việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử sẽ tạo ra pin được chế tạo bằng vật liệu an toàn và hiệu quả hơn để cải thiện hiệu suất.
 
Vật liệu bền vững, sản phẩm bền vững, hành tinh bền vững. Trong năm năm tới, IBM sẽ đẩy mạnh sản xuất vật liệu, cho phép các nhà sản xuất chất bán dẫn cải thiện tính bền vững của các sản phẩm mà họ mong muốn. Các nhà khoa học sẽ áp dụng cách tiếp cận mới trong thiết kế vật liệu cho phép ngành công nghệ tạo ra các vật liệu bền vững nhanh hơn, từ đó có thể sản xuất chất bán dẫn và thiết bị điện tử thân thiện hơn với môi trường.
 
Học hỏi từ quá khứ để có một tương lai khỏe mạnh hơn. Trong năm năm tới, IBM đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các phương pháp điều trị, hỗ trợ các bác sĩ và nhân viên tuyến đầu trong việc chống lại các loại virus mới, đe dọa tính mạng con người trên quy mô lớn hơn hiện tại. Sự kết hợp giữa Trí tuệ nhân tạo, phân tích và xử lý dữ liệu có thể giúp nghiên cứu nhanh chóng các bằng chứng y tế trong thế giới thực, để đề xuất các loại thuốc và vaccine mới đồng thời tăng tốc các thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, những công cụ này có thể được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, trở thành một trong những phương tiện có thể có phản ứng nhanh chóng với các loại virus đe dọa tính mạng toàn cầu.
 
Thái Nguyên: Chăn nuôi xanh thân thiện môi trường
 
Mô hình kinh tế tổng hợp của ông Hà Duy Văn ở Tổ dân phố số 6, phường Châu Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên phát triển quy mô vườn ao chuồng với diện tích 5,5ha. Trên diện tích đó, ông xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đào ao thả cá, trồng cây ăn quả và trồng cây gỗ lớn. Trong đó, ông Văn chủ yếu phát triển theo hướng chăn nuôi: Lợn, gà, cá.

Với quy mô diện tích chuồng trại nuôi gà rộng 3.000m2, ông Văn hợp tác với Malaysia và Unicef nuôi theo hướng gia công. Ông thực hiện nuôi 2 tháng 1 lứa, mỗi lứa khoảng 2,5 vạn con đạt sản lượng 70 tấn/lứa, trung bình mỗi năm xuất bán khoảng 400 tấn gà thương phẩm. Còn với lợn, hiện ông nuôi trong 2.000m2 chuồng trại, mỗi năm ông xuất bán khoảng 150 tấn. Chưa kể thu nhập từ 5.000m2 diện tích chăn nuôi cá và 1.000m2 cây ăn quả. Số diện tích còn lại, ông Văn trồng cây gỗ lớn như xà cừ, keo vừa giúp tạo cảnh quan vừa mang lại nguồn lợi đáng kể.
 
Ông Văn cho biết, chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình tổng hợp này tương đối lớn, khoảng 8 tỷ đồng. Trước khi đến với mô hình ông đã trải qua nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2001, ông và gia đình chuyển về đây thuê đất để sinh sống và phát triển nông nghiệp. Theo ông Văn, khó khăn lớn nhất của gia đình ông hiện nay là về vốn và kỹ thuật chăn nuôi.

Mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng để làm được mô hình có quy mô lớn như hiện nay là vô cùng khó. Vì không chỉ đảm bảo duy trì lợi nhuận mà yếu tố quan trọng nhất được ông trăn trở và hướng tới là phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Do đó ông Văn không ngừng nghiên cứu học hỏi để tìm ra hướng đi hiệu quả nhất, vừa phát triển kinh tế nhưng lại phải giữ được môi trường xanh, sạch, đẹp. Để làm được điều đó, thì việc xử lý nguồn chất thải từ chăn nuôi là vô vùng quan trọng.
 
Ông Văn chia sẻ, đối với nguồn phân lợn và phân gà thải ra, ông thu gom lại rồi đóng vào các bao tải, ủ men vi sinh sau đó bán cho người dân có nhu cầu. Số còn lại, ông dùng làm phân bón cho cây trồng trong vườn của gia đình. Đối với nguồn nước thải của lợn, ngoài sử dụng bể chứa biogas thì nguồn nước thải thừa ra ông tận dụng để tưới cây ăn quả. Tất cả đều được thực hiện theo một quy trình khép kín nên rất đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, không gây mùi ảnh hưởng đến những hộ xung quanh.
 
aaaâ.jpg
Bò được ông Văn nuôi thả dưới tán cây gỗ lớn xanh mát như trong công viên.

 

Ban đầu khi quyết định xây dựng mô hình, ông Văn đã nghĩ ngay đến việc phải có phương án xử lý môi trường thích hợp để đảm bảo yếu tố chăn nuôi sạch. Hiện nay, tất cả nguồn thức ăn cho lợn đều được ông tự sản xuất và chế biến thông qua việc nhập nguyên liệu đầu vào như ngô, khô đậu rồi phối trộn với các loại chất phù hợp đảm bảo dinh dưỡng. Điều này vừa giúp phòng tránh dịch bệnh lại vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, công tác phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi, gia cầm cũng được ông rất quan tâm và thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Thực hiện việc kiểm soát đầu vào một cách sát sao từ thức ăn đến con người, đảm bảo phun khử trùng tiêu độc thường xuyên những nơi ra vào, thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Nhờ đó, nhiều đợt dịch bệnh vừa qua, gia đình ông ít bị ảnh hưởng gì, kể cả dịch tả lợn châu Phi.

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top