Hội nghị tập trung giới thiệu, phân tích thị trường, đánh giá về hạ tầng, khả năng đáp ứng cho phát triển du lịch của ĐBSCL.
“Thu hút đầu tư hạ tầng - nền tảng phát triển du lịch ĐBSCL” là chủ đề Hội nghị đầu tư thường niên vào ĐBSCL (MekongInvest) năm 2017, diễn ra tại Cần Thơ ngày 25/10. Hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL tổ chức nhằm tập trung giới thiệu, phân tích thị trường, đánh giá về hạ tầng, khả năng đáp ứng cho phát triển du lịch của ĐBSCL.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2017, ĐBSCL đón gần 21 triệu lượt khách du lịch, tăng 17% về số lượt, đạt doanh thu hơn 6.500 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016.
Mặc dù, du lịch của vùng vẫn còn hạn chế nhiều mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng, hình thức du lịch chưa đa dạng, nhưng ĐBSCL vẫn được đánh giá còn nhiều dư địa cho phát triển du lịch.
Với những tham luận sát thực tế như: Cảm nhận về nhu cầu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch ở Cần Thơ và ĐBSCL; Nhu cầu phát triển dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng tại ĐBSCL; Nhu cầu của khách du lịch đến ĐBSCL và Khả năng đáp ứng về hạ tầng du lịch của ĐBSCL trong tương lai… ĐBSCL sẽ tìm được con đường phát triển du lịch, vươn đến mục tiêu năm 2030, toàn vùng có lượng khách du lịch đạt 52 triệu, doanh thu đạt 111.000 tỷ đồng.
Ông Võ Hùng Dũng – Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, du lịch là một ngành kinh tế mà trong nhiều năm nay dù được xem là tiềm năng nhưng chưa khi nào đem ra so sánh, đặt ngang hàng với các ngành nông nghiệp, công nghiệp.
Theo ông Dũng, sự phát triển của du lịch sẽ là gạch nối liền với các thế mạnh của vùng như điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, sông nước, biển đảo, cồn bãi cây xanh và miệt vườn, khu vực sinh thái ven biển, vùng ngập nước, đô thị đặc trưng của ĐBSCL.
“VCCI Cần Thơ có giới thiệu các dự án đầu tư của các tỉnh, nhưng quan trọng nhất vẫn là thông điệp cho sự thay đổi của vùng theo hướng mạnh mẽ chuyển sang các ngành hoạt động về dịch vụ. VCCI Cần Thơ cũng mong muốn có nhiều dự án đầu tư vào du lịch cũng như những lĩnh vực khác góp phần sự phát triển kinh tế của vùng”, ông Dũng cho biết./.
Hồng Phương/VOV
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.