Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 11 năm 2021 | 11:7

Độc đáo mô hình trên rau khí canh dưới cá

Từ công nhân điện, anh Phạm Thế Tuấn (sinh năm 1988) ở thôn 7, xã Lộc Thành (Bảo Lâm - Lâm Đồng) đã rẽ ngang, chuyển sang trồng rau khí canh áp dụng chiếu sáng điện năng lượng mặt trời kết hợp nuôi cá cho thu nhập ổn định.

Trên rau, dưới cá

Khu vườn trồng rau, nuôi cá của anh Tuấn nằm trên lưng chừng núi của vùng đất nổi tiếng về càphê và chè B’Lao.

Mô hình vườn rau khí canh của anh Tuấn là một kiến trúc khá độc đáo, tất cả khung sườn nhà kính đều được làm bằng gỗ tái chế, mái che nylon. Điều mới lạ là, trên diện tích trồng rau rất nhỏ, chỉ 120m2, vườn rau gồm những trụ dài đặt trên hệ thống sàn gỗ, bên dưới là hồ nuôi cá. Hiện hệ thống phun tưới thông minh vườn khí canh của anh đã được đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ.

 

mô-hình-trồng-rau-khí-canh-kết-hợp-nuôi-cá-ảnh-đặng-tuấnvietnam.jpg
Mô hình trồng rau khí canh kết hợp nuôi cá.

 

Theo anh Tuấn, hầu hết các loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ đều có thể trồng theo phương pháp khí canh, cho năng suất ổn định, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Anh Tuấn đã lắp đặt một hệ thống điện năng lượng Mặt Trời để chủ động nguồn điện, nhất là trong những tháng nắng nóng khi mùa tưới càphê cao điểm dễ mất điện đột ngột.

Anh Tuấn đặt hệ thống ống khí canh bên trên, bên dưới nuôi nhiều loại cá có nhiều tác dụng. Đầu tiên, nước hồ phía dưới sẽ làm mát không khí, giúp điều hòa không khí trong nhà kính. Trồng rau sẽ có sâu bọ, khi tác động làm sâu rơi xuống làm mồi cho cá, không quay ngược lại lên cây. Khi tỉa rau, những lá già sẽ là thức ăn cho bầy cá, gia đình có thêm nguồn thực phẩm từ cá. Có thể nuôi rất nhiều loại đa dạng, từ cá trắm, cá rô phi cho tới cá Koi, chép Nhật chuyên làm đẹp các hồ cá cảnh. Hiện vườn rau khí canh của anh Phạm Thế Tuấn trồng chủ yếu xà lách.

Theo nhu cầu thị trường, có thể trồng các loại cải, bí ngồi, cà tím, rau thơm, cần tây… đều cho năng suất cao và thời gian thu hoạch nhanh hơn trồng trên đất.

Hướng đi mới 

Khi bắt tay vào làm mô hình trên rau, dưới cá, anh Tuấn rất e ngại do chi phí đầu tư cao và thu nhập không đáp ứng. Nhưng thực tế đã chứng minh chi phí đầu tư thấp mà thu nhập ổn định.

Với 120m2, anh đầu tư 280 triệu đồng, đặt 120 máy, mỗi máy gồm một ống hình trụ dài và hệ thống phun sương. Mỗi ống có khoảng 50 lỗ khoan, trồng 50 cây rau. Với loại cây đang trồng như xà lách, trung bình thu được 10 kg/máy/vụ 25 ngày. Tính ra, mỗi tháng anh thu được 1 tấn xà lách với giá bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi 25-30 triệu đồng.

Anh Tuấn chia sẻ, trồng rau khí canh không cần diện tích lớn, nhưng vẫn có thể cho năng suất rất cao. Rau trồng khí canh chất lượng an toàn, không dính đất cát, cây rau to, đẹp, sạch. Quy trình trồng không phức tạp, có thể áp dụng với nhiều vùng miền, khí hậu khác nhau. Hiện nay rau của mô hình được thị trường ưa chuộng, đặt mua tại địa phương và một số vùng. Nhiều người tiền sử cao huyết áp sử dụng rau cần tây xay uống hàng ngày đã tin dùng và đặt hàng ổn định.

Chị Hoàng Thị Mỹ Hằng, Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm, nhận xét, anh Tuấn rất năng động, dám nghĩ, dám làm và chịu khó nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Mô hình sản xuất rau khí canh của anh đã đem lại hiệu quả cao, là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương. Từ hiệu quả của vườn rau khí canh, hiện anh Tuấn tiếp tục mở rộng diện tích, tăng thêm máy trồng rau, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Không chỉ say mê nghiên cứu, anh Tuấn còn sẵn sàng chia sẻ quy trình, kinh nghiệm trồng rau khí canh cho nhiều người với mong muốn mang đến cho người nông dân thêm những lựa chọn trong canh tác nông nghiệp.

Đặng Tuấn (Vietnam+)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top