Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 7 tháng 10 năm 2018 | 21:31

Động đất, sóng thần tại Indonesia: Còn 5.000 người chưa rõ tung tích

Theo thông tin mới nhất do giới chức Indonesia cung cấp ngày 7/10, hiện số người được cho là mất tích vào khoảng 5.000 người, lớn hơn nhiều lần so với thông tin trước đó.

 

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát sau thảm họa động đất và sóng thần ở Palu, tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia ngày 3/10/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)
 

10 ngày sau thảm họa động đất và sóng thần tại Indonesia, số liệu báo cáo thiệt hại về người và vật chất liên tục tăng lên, trong khi đó giới chức nước này cùng cộng đồng quốc tế đang ra sức đẩy mạnh công tác cứu hộ cứu nạn và cứu trợ, viện trợ nhân đạo tại khu vực bị nạn ở Trung Sulawesi.

Theo người phát ngôn Cơ quan xử lý thiên tai Indonesia, Sutopo Purwo Nugroho, căn cứ báo cáo từ chính quyền tại các làng Balaroa và Petobo, hai địa phương ngay cạnh Palu - thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa sóng thần ngày 28/9 - hiện có khoảng 5.000 người chưa rõ tung tích.

Ông cho biết cơ quan chức năng đang cố gắng tập hợp dữ liệu và xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, ông khẳng định khó có thể xác định con số chính xác số nạn nhân đang bị mắc kẹt trong những lớp đất, bùn hiện nay. 

Lực lượng cứu hộ tìm thấy một thi thể nạn nhân sau thảm họa động đất và sóng thần ở Palu, tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)
 

Hiện, lực lượng cứu hộ Indonesia vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người mất tích, tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia khẳng định việc tìm thấy người còn sống sau 10 ngày xảy ra thảm họa thiên tai chỉ là hy vọng mong manh. 

Trước đó, giới chức Indonesia dự đoán có khoảng 1.000 người mất tích đang bị mắc kẹt trong đống đổ nát ở Palu. 

Chiều 28/9, tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia đã liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh, làm rung chuyển cả khu vực. 

Các trận động đất này gây ra sóng thần cao tới 6m, phá hủy nhiều nhà cửa, công trình xây dựng trong khu vực. Tới chiều 7/10, số người thiệt mạng lên tới 1.763 người và đây chắc chắn chưa thể là con số cuối cùng của thảm họa thiên tai thảm khốc này./.
 
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top