Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 8 năm 2021 | 8:56

Dưa lưới Hà Tĩnh tiêu thụ mạnh, giá cao

Mặc dù ảnh hướng của dịch Covid-19, nhưng người nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) đang phấn khởi vì tiêu thụ được hết sản lượng dưa lưới vừa thu hoạch, đồng thời bắt tay vào vụ trồng dưa mới.

Sản phẩm nông sản cho thu nhập cao

Dù một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nên việc vận chuyển nông sản đến vụ thu hoạch đi tiêu thụ là rất khó khăn, nhưng người nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) đang phấn khởi vì tiêu thụ được hết sản lượng dưa lưới vừa thu hoạch, đồng thời bắt tay vào vụ trồng dưa mới.

Những ngày vừa qua gia đình anh Hồ Sỹ Bách (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) tất bật thu hoạch dưa lưới phục vụ thị trường.
 
140d6221842t83753l0.jpg
Gia đình anh Hồ Sỹ Bách đã thu về khoảng 2,5 tấn dưa lưới, doanh thu trên 70 triệu đồng. (ảnh Báo HT)

 

Anh Bách phấn khởi nói: “Đon” thị trường rằm tháng 7 nên từ đầu tháng 5 âm lịch, gia đình tôi đã xuống giống 1.700 gốc dưa lưới TL3. Loại dưa này hình thức đẹp, trọng lượng trung bình 1,5 kg/quả, có vị ngọt, giòn và đặc ruột. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại, tuy nhiên, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ, 100% dưa lưới được bán hết trong thời gian ngắn. Mặc dù giá dưa TL3 thấp hơn thời điểm chưa ảnh hưởng dịch bệnh (30.000 đồng/kg trong khi trước đây khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg) nhưng cơ bản đảm bảo chi phí, lợi nhuận cho người trồng. Với 1.700 gốc, chúng tôi thu về khoảng 2,5 tấn dưa lưới, doanh thu trên 70 triệu đồng”.
 
Gia đình anh Hồ Sỹ Lưu (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) cũng vừa thu hoạch xong 700 gốc dưa vàng với trọng lượng trung bình 1,6 kg/quả. Vụ này, vợ chồng anh Lưu thu về trên 1,1 tấn dưa, doanh thu trên 30 triệu đồng.

Bắt đầu từ năm 2018 tại HTX Nga Hải, xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên được đưa vào sản xuất. Do là sản phẩm mới nên HTX đã thuê hẳn chuyên gia nông nghiệp nước ngoài về tư vấn và hướng dẫn cách trồng.

Theo ông Lê Văn Bình – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nga Hải: “Là loại cây “khó tính” nhưng nếu làm chủ quy trình chăm sóc sẽ thành công. Dưa lưới được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Chúng tôi trồng 3 lứa/năm, sản lượng đạt từ 10 – 12 tấn/lứa. Trừ chi phí, HTX thu lãi gần nửa tỷ đồng/năm".

Chính vì lợi nhuận thu được từ trồng dưa lưới cao, nên đã có rất nhiều HTX nông nghiệp và các hộ gia đình đầu tư xây dựng mô hình trồng dưa lưới.

 

140d6221959t58274l0.jpg
Mặc dù đang trong thời gian dịch bệnh, nhưng thương lái về tận vườn để thu mua (ảnh Báo HT)

 

Hầu hết các huyện của tỉnh Hà Tĩnh đều có những mô hình trồng dưa lưới, đem lại giá trị kinh tế cao có thể kể ra như: Gia đình anh Nguyễn Thế Tài tại xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) đã đầu tư 2.000 m2 nhà màng, trồng dưa lưới theo công nghệ loT; Gia đình ông Đặng Văn Luân (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) cho sản lượng 32 - 36 tấn dưa lưới mỗi năm, lợi nhuận mang lại 500 triệu đồng; Anh Dương Đình Anh ở phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) quyết tâm đầu tư xây dựng mô hình nhà màng trồng dưa lưới với diện tích 800m2 tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn (Thạch Hà)...

Trồng dưa lưới đều cho mức thu nhập cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn quả khác, trên cùng một diện tích trồng trọt, vì thế anh Phan Hồng Thuận ở xã Xuân Viên - Nghi Xuân (Hà Tĩnh), đã từ bỏ làm việc với Công ty Vận tải Thương mại 223 (Tổng Công ty Hợp tác Quân khu 4), trở về quê hương đầu tư để trồng dưa lưới.

Anh Thuận cho biết: Thời gian trồng dưa lưới đến khi thu hoạch kéo dài 60 - 70 ngày/vụ nên mỗi năm có thể canh tác từ 3 - 4 vụ, với giá bán như hiện nay gia đình anh cũng thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi.

Trồng dưa lưới đừng “mạnh ai nấy làm”

Theo thống kê của Hội Nông dân Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh hiện có khoảng trên 50 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng với tổng tích khá lớn, tổng mức đầu tư khoảng trên 20 tỷ đồng.

Mô hình trồng dưa lưới này đã khai thác thế mạnh tiềm năng đất đai của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo ra sản phẩm an toàn, có giá trị kinh tế cao. Năng suất dưa lưới đạt khoảng trên 20 tấn/ha, với mức giá từ 40 – 60 ngàn đồng/kg.

Ông Lê Văn Bình – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nga Hải cho biết: “Dưa lưới là loại cây “khó tính” nhưng nếu làm chủ quy trình chăm sóc sẽ thành công. Nhưng hiện nay nhiều mô hình trồng dưa lưới trên địa bàn chủ yếu theo hình thức tự phát, “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự định hướng cụ thể, khoa học từ các cơ quan chuyên môn.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh ông Bùi Văn Sâm cho rằng: “Cần phải đầu tư thâm canh, tiếp tục đổi mới và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, các mô hình cần theo dõi kỹ vào nhu cầu của thị trường, kết hợp sự đánh giá hiệu quả của các cơ quan chức năng để có những khuyến cáo nông dân xây dựng mô hình bảo đảm quy chuẩn”.

 

140d6221936t21040l0.jpg
Dưa lưới Lưu Vĩnh Sơn được dán tem quét mã QR trước khi đưa ra thị trường. (ảnh Báo HT)

 

Ồn Sâm cũng chia sẻ, vấn đề lâu về dài, phải tính đến chuyện liên kết bao tiêu sản phẩm, tạo chuỗi giá trị, trong đó cần phải chú ý đến khâu chế biến sau thu hoạch. Do đó, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, tiến tới xây dựng quy hoạch tổng thể, đảm bảo các mô hình phát triển theo quy chuẩn kỹ thuật.

Anh Trần Hậu Nhân – Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn cho biết: “HTX đã thành lập tổ hợp tác dưa lưới với 9 hộ tham gia trên diện tích 8.000 m2. Lấy đích đến là sản phẩm OCOP của tỉnh, thời gian qua, các thành viên của tổ hợp tác dưa lưới ở Lưu Vĩnh Sơn đã nỗ lực xây dựng thương hiệu, nhận diện sản phẩm bằng cách dán tem, quét mã QR".

Cũng theo anh Hậu, hiện nay, tổ hợp tác đã hoàn tất thủ tục và đang chờ Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Tĩnh năm 2021 đánh giá, phân hạng. Nếu đạt danh hiệu này, dưa lưới Lưu Vĩnh Sơn sẽ có cơ hội vươn xa trên thị trường.

Hiện nay, thị trường sản phẩm của loại sản phẩm nông sản này, chủ yếu được tiêu thụ trong nước, mặc dù được tiêu thụ hết ngay trong khi dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, thì cũng không thể yên tâm mà cho rằng việc tiêu thụ sản phẩm dưa lưới sẽ được bao tiêu và tiêu thụ hết. Khi mà mô hình trồng dưa lưới mỗi năm một thay đổi, thì lại không thấy nhiều cơ sở sản xuất chế biến sau thu hoạch đối với sản phẩm này.

Việc đầu tư xây dựng những cơ sở chế biến sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông sản nói chung và đặc biệt là dưa lưới nói riêng cũng rất cần sự quan tâm của chính quyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến trái cây, nâng cao hơn nữa giá trị của trái cây Việt Nam.

Lấy ý kiến của ông Bùi Công Thư – Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn về khả năng tiếp tục hỗ trợ, phấn đấu để mở rộng và phát triển thêm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, để thấy tương lai sẽ còn có nhiều mô hình trồng dưa lưới như thế này sẽ ra đời. Do đó, cần phải có kế hoạch để phát triển và đầu tư xứng đáng vào chuỗi liên kết tiêu thụ, bảo đảm sản phẩm nông sản của người nông dân không còn tình trạng “được giá mất mùa” như trước kia nữa.

Ông Bùi Công Thư nói: “Trồng dưa lưới trong nhà màng ở xã Lưu Vĩnh Sơn cho hiệu quả kinh tế cao với sản lượng bình quân đạt khoảng 1,5 tấn/sào/vụ, doanh thu khoảng 45 triệu đồng. Chi phí đầu tư nhà màng diện tích 500m2 khoảng 130 triệu đồng. Để khuyến khích phát triển mô hình này, năm 2020, huyện Thạch Hà đã hỗ trợ 100.000 đồng/m2 đối với mô hình mới. Trong năm 2020, xã Lưu Vĩnh Sơn cũng đã hỗ trợ 13 mô hình trồng mới với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình. Năm nay, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ, phấn đấu hình thành 10 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng.

  

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top