Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 7 năm 2021 | 12:58

Chế biến sau thu hoạch để nâng giá trị trái cây trong mùa dịch

Nhiều trái cây hiện nay đang vào mùa thu hoạch rộ, tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, thương lái không thể tiếp cận để mua và vận chuyển đi tiêu thụ, nên mặc dù đã thu hoạch, người nông dân không bán được.

Để không bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế, rất cần công nghệ chế biến sau thu hoạch để giữ giá trị sản phẩm nông nghiệp.
 
Chanh sai quả nhưng “rớt giá” do dịch bệnh
 
Bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang - Hà Tĩnh) cho biết, mặc dù năng suất quả chanh năm nay cho thu hoạch trung bình khoảng 12 tấn/ha, cao hơn so với mọi năm, nhưng người nông dân ở đây cũng không lấy làm vui mừng. Vì được mùa, sai quả, giá lại không cao, ế hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
 
Gia đình ông Nguyễn Tiến Mai (thôn Cao Phong) trồng hơn 1ha chanh. Năm 2020, vựa chanh chính vụ gia đình ông thu về hơn 10 tấn quả, cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay giá chanh giảm mạnh khiến gia đình ông rất lo lắng.
 
149d0204455t77761l0.jpg
Từ đầu vụ đến nay, gia đình ông Nguyễn Tiến Mai ở thôn Cao Phong (bên phải) mới chỉ bán được gần 1 tấn chanh.

 

Ông Mai nói: “Năm nay, chanh được mùa, cây nào cũng sai quả hơn rất nhiều so với những năm trước. Nếu như năm ngoái, vụ chanh chính gia đình tôi thu được hơn 10 tấn thì năm nay đạt khoảng 12 tấn. Thế nhưng, mới đầu mùa mà giá chanh đã xuống rất thấp.
 
Chanh quả to, mọng nước hiện đang được thương lái mua tại vườn với giá 6.000 đồng/kg; còn những quả nhỏ chỉ bán được chừng 4.000 đồng/kg. So với năm ngoái thì giá chanh đã giảm hơn một nửa”.
 
Mặc dù giá thấp nhưng đến thời điểm này gia đình của ông Mai cũng mới chỉ bán được rất ít, số lượng chanh bán đến được đến thời điểm này chỉ khoảng 1 tấn, còn khoảng 11 tấn nữa vẫn chưa bán được.
 
Cũng giống gia đình nhà ông Mai, gia đình chị Nguyễn Thị Mai (thôn Cao Phong) cũng đã bắt đầu cho thu hái gần 1 tuần nay. Mỗi ngày, chị Mai đang cung cấp cho thương lái hơn 1 tạ chanh. Chị Mai cho biết, nếu như năm trước, giá chanh đầu mùa được bán với mức 12.000 đồng/kg, thì nay, giá chanh tại vườn đang dao động quanh mức 6.000 đồng/kg trở lại.
 
Có 2 ha trồng chanh, mùa chanh năm nay dự kiến có khoảng 26 tấn chanh tại vườn đã đến kỳ thu hoạch,  nhưng cao điểm lắm chỉ bán được khoảng 2 tạ mỗi ngày, không bằng các năm trước, mỗi ngày bán ra 2 - 3 tấn. Chị Mai cho biết.
 
Theo chị Mai, nguyên nhân khiến giá chanh giảm mạnh trong năm nay là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thị trường tiêu thụ chanh tại các tỉnh giảm sụt.
 
Anh Nguyễn Viết Cường - một tiểu thương trên địa bàn xã Đức Lĩnh cho hay: “Thời điểm này của năm ngoái, mỗi ngày tôi thu mua từ 7 - 8 tấn chanh để gửi đi các tỉnh tiêu thụ. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tại một số đầu mối tiêu thụ lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh..., nhiều quán hàng phải đóng cửa khiến những thị trường này gần như bị “đóng băng”. Đây là nguyên nhân chính khiến giá chanh rớt giá mạnh và ứ đọng hàng tại các vườn đồi”.
 
Ông Nguyễn Xuân Thê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh cho biết: "Thời điểm này, các diện tích chanh trên địa bàn đang vào vụ thu hoạch chính. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chanh khó tiêu thụ, giá giảm mạnh so với mọi năm. Hiện tại, chanh đang được thương lái mua với giá 6.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với năm ngoái.
 
Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang Nguyễn Trường Thọ, năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên chanh đậu quả cao hơn so với mọi năm, sản lượng ước đạt đến cuối vụ khoảng 6.000 tấn (cao hơn năm ngoái gần 1.000 tấn). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ mặt hàng này giảm sụt, giá bán xuống thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm.
 
Đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị
 
Diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang có chiều hướng phức tạp, việc có nhiều ca bệnh được phát hiện dương tính với COVID-19 trong những ngày qua, làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Đối với người nông dân khi nông sản đến thời kỳ thu hoạch nhưng không thể tiêu thụ được cũng là một trong những khó khăn. Để giải quyết được vấn đề “được muag, nhưng rớt giá” rất cần phải ứng dụng công nghệ sau chế biến, làm tăng giá trị sản phẩm nông sản.
 
Trang trại Chanh Việt (ở huyện Bến Lức tỉnh Long An) sở hữu hơn 150ha chanh, mỗi năm cung cấp ra thị trường 1.500 tấn chanh, thay vì chỉ xuất bán dưới dạng quả tươi, trang trại này đã đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao nhằm tăng giá trị nông sản.
 
loi-ich-cua-nhung-than-duoc-duoc-lam-tu-chanh-dao.jpg
Sản phẩm của chanh được chế biến sau thu hoạch làm tăng giá trị
 
Anh Nguyễn Văn Hiển – Chủ tịch HĐQT Công ty Chanh Việt được mệnh danh là người tiên phong làm sống lại “vùng đất chết” khi đưa giống chanh không hạt về vùng đất nhiễm phèn, đồng thời còn đầu tư luôn hàng ngàn mét vuông khu sản xuất để chế biến chanh.
 
Dân gian có câu "Vắt chanh bỏ vỏ”, chúng tôi thì chẳng bỏ đi thứ gì trong quả chanh. Bã chanh cũng có thể làm kẹo, mứt. Nước cốt, vỏ chanh chúng tôi cung cấp cho Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà để họ kết hợp với cao cá sấu bào chế thuốc điều trị cho các bé bị bệnh xương thủy tinh (một nghiên cứu đã được quốc tế công nhận điều trị hiệu quả). Gia vị thì có muối tiêu chanh, muối ớt chanh, chanh xắt lát hoặc lá chanh sấy giữ lại độ xanh và dinh dưỡng làm gia vị để chế biến thức ăn. Cứ làm từng cái một.. anh Hiển cho biết
 
Sản phẩm chế biến sâu của Công ty nổi bật nhất là bột chanh gia vị. Hàng năm, Công ty đưa ra thị trường khoảng 20 tấn bột chanh. Sản phẩm bột chanh được tiêu thụ chính ở các chuỗi nhà hàng, đặc biệt ở những chuỗi lẩu Thái, mì cay, các nhà hàng Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Hàm lượng chanh trong gói gia vị Chanh Việt chiếm tỷ lệ 5% so với các sản phẩm khác chỉ khoảng 0,5%, anh Hiển cho biết.
 
Anh Hiển cho biết, Công ty sẽ tập trung vào chế biến sâu và tăng sản lượng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bởi vậy, tới đây Công ty sẽ phải thu mua chanh tươi của bà con nông dân. Hiện sản phẩm của Chanh Việt như nước cốt chanh tươi, nước cốt chanh muối và bột chanh đã được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ ngày một tăng cao.
 
“Mới đây, chúng tôi đã nghiên cứu thành công nước cốt chanh muối thay thế cho nước chanh muối sử dụng hương chanh hiện nay. Tới đây chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm từ chanh như: tinh dầu vỏ chanh, mứt chanh sấy dẻo, xà phòng chanh… chúng tôi áp dụng phương pháp “vắt chanh mà không bỏ vỏ”, anh Hiển vui vẻ cho biết thêm.
 
Hiện nay, rất nhiều địa phương bà con nông dân đã tìm được loại cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, cho giá trị kinh tế cao, đây thực sự là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, việc sản phẩm nông sản vẫn còn hiện tượng “được mùa, mất giá” diễn ra gây thiệt hại không hề nhỏ, để giải quyết triệt để được vấn đề này, rất cần doanh nghiệp đầu tư sâu vào công nghệ chế biến sau thu hoạch, vừa giúp bà con tiêu thụ được sản phẩm, đồng thời vừa nâng cao giá trị nông sản. Như vậy, chuỗi liên kết giữa “các nhà” mới thực sự hiệu quả.
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top