Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021 | 16:45

Sử dụng hiệu quả rơm rạ sau thu hoạch lúa

Thời điểm này, các địa phương đã bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, rơm rạ sau thu hoạch là một nguồn phân bón hữu cơ phong phú cho trồng trọt và trồng nấm. Nhiều mô hình trồng nấm thu được lợi ích kinh tế cao từ rơm rạ.

Rơm rạ, nguồn phân bón hữu cơ
 
Hiện nay, bà con nông dân đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, với diện tích hàng triệu hecta, số lượng rơm rạ lên đến hàng triệu tấn. Nhiều địa phương hiện nay, sau khi thu hoạch bà con nông dân thường đốt rơm rạ ngay tại ruộng của mình.
 
dot-rom-2427-1579078874.jpg
Đốt rơm rạ sau thu hoạch làm ô nhiễm môi trường

 

Việc đốt rơm rạ này không mang lại nhiều lợi ích mà thậm chí còn làm ảnh hường môi trường, tác động trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân, khói rơm rạ và nhiệt lượng do đốt rơm rạ gây ra, làm nhiệt độ khu vực đó cũng tăng lên đáng kể.
 
Theo tiến sĩ Trần Đình Mấn, Viện phó Viện Công nghệ Sinh học, với khoảng trên 4 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Con số này tương đương 20 triệu tấn dầu, nếu đốt bỏ sẽ gây lãng phí nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón.
 
Do đó, việc sử dụng rơm rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.
 
Tiến sĩ Mẫn cho rằng, nên sử dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân bón tốt cho đồng ruộng. "Chế phẩm vi sinh học dạng bột có chứa 12 đến 15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là các xạ khuẩn, chủng men có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ", tiến sĩ cho hay.
 
Trong chế phẩm vi sinh học còn có các vi sinh vật có thể chống chọi với một số bệnh cây trồng, và các vi sinh vật giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
 
Những mô hình trồng nấm rơm hiệu quả
 
Bằng vốn kiến thức kỹ sư công nghệ sinh học, anh Cao Minh Long trở về quê nhà xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu lập nghiệp với việc trồng nấm.
 
Tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương thích hợp với việc trồng nấm như mùn cưa, bông, rơm rạ… bước đầu cho anh Long kết quả khả quan. Hiện tại, trại nấm của anh sản xuất 2 loại nấm chính đó là nấm bào ngư và nấm rơm. Mỗi vụ nấm thu về khoảng 800 triệu đồng đã trừ mọi chi phí, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Vinh và Hà Nội.
 
Bên cạnh đó, anh còn giải quyết công ăn việc làm cho trên 15 lao động ở địa phương với mức thu nhập 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
 
Trang trại của anh Hạnh tại xã Nam Khánh, huyện Yên Thành (Nghệ An) với quy mô lao động từ 10-15 người. Mỗi năm trang trại của anh Hạnh trồng hai vụ, vụ hè và vụ đông. Theo anh Hạnh, vào vụ hè gia đình anh thường trồng nấm rơm còn vụ đông thì trồng nấm mỡ, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Ngoài ra, gia đình anh còn trồng xen kẽ nấm sò bởi loại nấm này có thể trồng được quanh năm. Mỗi năm sản lượng có thể đạt trên 108 tấn, trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình anh thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng.
 
nấm-ông-hạnh.jpg
Khu trại trồng nấm rơm của ông Lê Văn Hạnh cho hiệu quả lợi ích kinh tế cao
 
Cựu chiến binh Lê Văn Hạnh (xóm Tràng Sơn, xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) quyết định đầu tư trồng nấm theo hướng hữu cơ để làm giàu và đã thành công. Hiện nay, ông Hạnh đã trồng thành công 3 loại nấm.
 
Bắt đầu từ năm 2015, đến nay, cơ sở sản xuất nấm của ông đã có 8 trại trồng nấm gồm nấm linh chi, nấm mộc nhĩ (nấm mèo) và nấm sò, mỗi năm cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng.
 
Để hoàn thiện mô hình trồng nấm, gia đình ông đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, nhà nuôi phôi, lò hấp khử trùng nguyên liệu, khu đóng gói… trên diện tích 5.000 m2.
 
Đây là mô hình trồng nấm hoàn toàn khép kín, sử dụng hệ thống làm mát tự động để cân đối nhiệt độ và phun sương, đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ở mức 25-30 độ C, thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất, chất lượng cao.
 
Sử dụng rơm rạ sau thu hoạch làm sao cho thật hiệu quả, vừa bảo vệ được môi trường, vừa phát triển được kinh tế đang là hướng đi mà nhiều nông dân lựa chọn.
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top