Trận lũ lụt lịch sử đã nhấn chìm hàng vạn nhà dân trong biển lũ tại các tỉnh miền Trung. Cuộc sống của người dân lúc này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hà Tĩnh: 10 xã vẫn đang ngập trong nước lũ
Thời điểm cao nhất, toàn tỉnh có 104 phường, xã với 38.955 hộ/135.851 người dân của 10 huyện, thị xã, thành phố bị ngập lụt.
Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, qua khảo sát cho thấy tại cầu Phủ (TP. Hà Tĩnh) mực nước lũ đạt đỉnh lúc 22h ngày 19/10 là 4m, cao hơn mực nước lũ năm 2010 là 0,65m, còn tại cầu Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên) mực nước lũ cao hơn lũ năm 2010 là 0,7m.
Cụ thể, huyện Cẩm Xuyên có 19 xã, 13.339 hộ; huyện Thạch Hà: 17 xã, 10.588 hộ; thành phố Hà Tĩnh: 15 xã, phường, 8.300 hộ;
Huyện Kỳ Anh 13 xã, 971 hộ; TX Kỳ Anh 11 xã, phường với 1.343 hộ; huyện Lộc Hà: 11 xã, 3.430 hộ; huyện Hương Khê 8 xã, 366 hộ;
Huyện Nghi Xuân 4 xã, 237 hộ; huyện Vũ Quang: 3 xã, 310 hộ; huyện Đức Thọ: 3 xã, 111 hộ.
Toàn tỉnh hiện còn có 89 trường mầm non, 81 trường tiểu học, 46 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông phải nghỉ học.
Nghệ An: Nước tiếp tục dâng cao tại Châu Nhân
Sau 1 đêm, hiện nay, mực nước tại xã Châu Nhân - vùng ngập lụt nặng nhất trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đã lên cao khoảng 30 cm, trên mức báo động 1. Nhiều nơi ngập sâu 1,5 mét, người dân ra ngoài buộc phải di chuyển bằng thuyền.
Theo lãnh đạo xã Châu Nhân cho biết, mực nước hiện nay đã lên cao khoảng 30 cm so với ngày 20/10, nơi sâu nhất ngập trên 1,5 mét so với mặt đường và khoảng 4,5 mét so với mực nước sông Lam.
Ông Khoa, người dân xóm 1, xã Châu Nhân chia sẻ: Trong chiều 20/10, mực nước cầm chừng, tuy nhiên đến tối thì dâng lên, sáng 21/10 thì đã tiến sát nhà dân. Mặc dù vậy, do sống chung với lũ nhiều năm qua nên chúng tôi cũng đã chủ động các biện pháp ứng phó.
Xã Châu Nhân đã lên kế hoạch cụ thể để đối phó với tình hình ngập lụt nếu nước càng lên cao. Đối với các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm sẽ điều động 2 ca nô cùng toàn bộ thuyền đến di dời người dân đến nơi cao hơn. Khi đó, trụ sở UBND xã Hưng Nhân cũ, trường tiểu học và nhà cộng đồng tránh lũ sẽ được đưa vào sử dụng để làm nơi trú ngụ cho người dân. 3 địa điểm này đều trên 2 tầng, cao ráo, có sức chứa trên 1.000 người, đảm bảo an toàn cho toàn bộ người dân.
Quảng Bình: Huy động tổng lực ứng phó với mưa lũ
Chiều ngày 22/10, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ, kế hoạch triển khai ứng phó bão số 8.
Theo đó, để chủ động ứng phó với mưa lũ, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức di dời hơn 32.250 hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Hiện, số hộ dân đã quay về nhà sau khi lũ rút là hơn 14.600 hộ. Mưa lũ đã làm ngập gần 110.000 nhà dân. Đến trưa ngày 22-10, mặc dù lũ đã rút mạnh nhưng toàn tỉnh vẫn còn gần 32.000 nhà dân đang bị ngập lụt.
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy toàn tỉnh hiện có 101 điểm có nguy cơ bị sạt lở. Trong những ngày mưa lũ, địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ sạt lở, tuy nhiên không thiệt hại về người.
Để chủ động ứng phó với bão số 8, tỉnh Quảng Bình đang tập trung triển khai các phương án với nhiều kịch bản khác nhau để vừa ổn định đời sống cho người dân, vừa phát huy hiệu quả khi mưa bão.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ghi nhận và đánh giá cao tính chủ động của các cấp chính quyền, người dân Quảng Bình trong công tác ứng phó với thiên tai, mưa lũ.
Đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đã lưu ý tỉnh Quảng Bình cần tập trung sử dụng mọi nguồn lực hiện có, động viên nhân dân nỗ lực đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để sẵn sàng ứng phó hiệu quả với bão số 8.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.