Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021 | 16:47

Người dân miền Trung phát triển các sản phẩm địa phương để tăng thu nhập

Để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà, nhiều bà con nông dân đã đi vào canh tác, triển khai trồng trọt, chăn nuôi ngay tại địa phương của mình. Sau một thời gian đi vào hoạt động, đã có những bước đầu đem lại hiệu quả.

Nghệ An: Măng tây đem lại nguồn thu cho bà con ở Thái Hòa

Người dân ở xã Tây Hiếu (TX.Thái Hòa) đã bắt đầu trồng cây măng tây từ khoảng đầu năm 2020 với diện tích khoảng trên 4ha. Từ đó cho đến nay, bà con nông dân nơi đây đang bắt đầu vào mùa thu hoạch chính vụ. Theo báo cáo, bình quân mỗi ngày người dân ở xã Tây Hiếu thu hoạch từ 40 – 55 kg/ha, giá bán tại vườn lên tới 50 ngàn đồng/kg.

Chị Nguyễn Thị Tâm, một người dân ở Tây Hiếu cho biết: “Hằng ngày, gia đình chị bán ra thị trường khoảng 45 – 55 kg măng tây xanh. Bước đầu cho thấy hiệu quả của loại cây này tốt hơn hẳn so với các loại cây trồng khác”.

 

bna_a34593709_1532021.jpg
Măng tây ở Tây Hiếu phát triển tốt nhờ hợp với chất đất và điều kiện khí hậu. Ảnh: Báo Nghệ An

Thực tế đã cho thấy, sau hơn một năm người dân nơi đây bắt đầu triển khai trồng và thu hoạch măng tây. Cây đã có dấu hiệu sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với chất đất và điều kiện khí hậu. Thời gian lý tưởng cho việc thu hoạch măng tây xanh đó là vào khoảng từ đầu tháng 12/2020 cho đến tháng 10/2021.

Măng tây có chứa rất nhiều hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người. Do đó, có rất nhiều gia đình thường xuyên chọn loại cây này làm bữa ăn trong gia đình.

Hà Tĩnh: Thị xã Kỳ Anh bước đầu đạt hiệu quả trong mô hình nuôi vịt biển

Sau hai tháng, gia đình ông Lê Quang Chủng (phường Kỳ Trinh, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã lãi ròng hàng chục triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt biển.

Từ ngày 9/12/2020, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX. Kỳ Anh. Gia đình ông Lê Quang Chủng đã bắt đầu đi vào xây dựng mô hình nuôi 1.000 con vịt biển. Đây là giống vịt biển 15 - Đại Xuyên do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi Việt Nam) lai tạo. Giống vịt này có khả năng thích nghi cao, sống được tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Ngoài thức ăn từ hạt, nuôi vịt biển có thể tận dụng được nguồn thức ăn phong phú ở các cửa sông, bãi biển, phụ phẩm nông nghiệp...

 

146d1161822t59198l0.jpg
Đàn vịt biển của gia đình ông Chủng. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Theo ông Chủng, quá trình thả nuôi, đàn vịt thích ứng rất tốt với điều kiện khí hậu ở vùng ven biển TX. Kỳ Anh; không bị dịch bệnh và tăng trưởng nhanh. "Giống vịt này ăn khỏe, sức đề kháng cao, có thể nuôi trên cạn, dưới nước và chịu nóng, lạnh tốt hơn rất nhiều so với vịt cỏ, vịt cánh trắng. Vịt biển cũng dễ chăm sóc và tỉ lệ sống đạt trên 98%. 1.000 con vịt đầu tiên, tôi xuất bán cho thương lái với giá 80.000 đồng/kg, tổng doanh thu đạt gần 80 triệu đồng, trừ các chi phí, lãi ròng hơn 20 triệu đồng sau hơn 2 tháng nuôi", ông Chủng vui chia sẻ.

"TX. Kỳ Anh có điều kiện khí hậu thích hợp; diện tích cửa sông, cửa biển, bãi biển nhiều; nguồn thức ăn phong phú... để phát triển nghề nuôi vịt biển. Hiệu quả bước đầu cho thấy, mô hình này sẽ trở thành hướng đi khá triển vọng giúp bà con phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập. Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và phối hợp với các địa phương để nhân rộng mô hình" - bà Nguyễn Thị Hường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX. Kỳ Anh cho biết.

Quảng Bình: Nông dân TX. Ba Đồn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Hội Nông dân thị xã Ba Đồn đã tăng cường công tác, tuyên truyền tới người dân trong địa phương để thực hiện nhiêm vụ trọng tâm là thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Bằng nhiều hình thức phong phú, 100% hội viên đã hiểu rõ được nội dung, mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua để đăng ký phấn đấu.

Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Bình, thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh chủ yếu trồng lúa, nhưng từ khi được cán bộ Phòng Kinh tế thị xã và cán bộ địa phương hướng dẫn chuyển đổi cây trồng phù hợp, vợ chồng ông bà đã mạnh dạn chuyển sang trồng tỏi. Nhờ nắm vững quy trình trồng, chăm sóc nên tỏi của gia đình ông bà phát triển tốt, củ to, chắc và đều. Những năm gần đây, giá tỏi tăng cao nên cây tỏi trở thành thu nhập chính cho gia đình bà.

 

images694163_a1__10_.jpg
Mô hình cây trồng của người dân xã Quảng Minh. Ảnh: Báo Quảng Bình

Trên địa bàn thị xã đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: mô hình sản xuất dưa lưới và măng tây của anh Võ Minh Sáng, TDP Chính Trực, phường Quảng Long; mô hình dưa lưới và dưa chuột baby của anh Hoàng Nam Doan, TDP Trường Sơn, phường Quảng Long; mô hình trồng rau thủy canh của anh Ngô Hữu Việt ở TDP Nhân Thọ, phường Quảng Thọ... Đây là những mô hình mới có quy mô, giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Đoàn Hữu Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân TX. Ba Đồn cho biết, trong thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã góp phần giúp kinh tế-xã hội của thị xã có bước chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. 

 

 

 

Công Ngọc (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top