Hiện tượng nắng nóng gia tăng gây hạn hán đang đe dọa mùa vụ ở các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Tờ Wall Street Journal cho hay, mặc dù hiện tượng El Nino đang yếu đi, nó vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi của các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu của cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA, nhiệt độ trung bình của Trái Đất được đo vào hồi tháng 2 vừa qua cao hơn 2,43 độ F so với nhiệt độ trung bình của cùng kỳ trong giai đoạn 1951-1980.
Agus Santoso, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đại học New South Wales cho biết, mức nhiệt cao sẽ kéo dài trong một vài tháng sau khi hiện tượng El Nino hết đi, vì vậy khô nóng và hạn hán là điều đã được dự đoán trước. Dưới tác động của El Nino, lại có xu hướng nóng lên toàn cầu mang tính tiềm ẩn, vì vậy nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng thêm.
Nông nghiệp thất thu
El Nino bắt đầu trong nửa đầu của năm 2015, đạt đỉnh điểm vào tháng 12 và đã suy yếu dần. Nhưng hiện tượng này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết, gây thiệt hại lớn cho mùa màng và chăn nuôi. Các chuyên gia dự báo thời tiết sẽ trở lại bình thường trong nửa cuối của năm 2016.
Hiện tượng El Nino thường làm giảm lượng mưa nhiều nơi tại miền Nam và Đông Nam Á, trong khi tại cùng một thời gian đó, nó lại mang mưa đến miền Tây của Mỹ và một phần Nam Mỹ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ước tính, hạn hán đang diễn ra và tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 343.476 ha lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ cuối năm ngoái, làm giảm năng suất lúa từ 30% đến 70%.
Tình trạng khô hạn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia thiệt hại nhiều nhất do hiện tượng El Nino |
Wall Street Journal trích dẫn báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát về cảnh báo tình trạng khô hạn ở khu vực ĐBSCL, cho hay hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng có thể kéo dài cho đến tháng 6 hoặc thậm chí vào cuối năm nay, gây thiệt hại cho kinh tế-xã hội của các tỉnh ở ĐBSCL.
Hạn hán cũng đang diễn ra một cách trầm trọng ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng đã ghi nhận lượng mưa thấp trong tháng 2, điều này làm xấu đi triển vọng vốn đã bi quan đối với ngành sản xuất đường, gạo và dầu cọ của các quốc gia này.
Aurelia Britsch, nhà phân tích kinh tế nông nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu BMI cho biết, bản đồ lượng mưa trong vài tháng qua cho thấy lượng mưa rất ít trên toàn thế giới. Rõ ràng, rằng hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết.
Giá cả leo thang
Nhà phân tích kinh tế nông nghiệp Britsch đã hạ dự báo sản lượng gạo, đường và cà phê ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2001.
Bà Britsch lưu ý, giá gạo sẽ tăng lên do nguồn cung hạn chế trên thị trường. Dầu cọ là một trong những mặt hàng có mức tăng cao nhất trong 6 tháng qua, gần 40% kể từ tháng 8 năm ngoái do lo ngại về nguồn cung khan hiếm.
Theo các nhà phân tích cho biết, với kiểu thời tiết khô hạn tiếp tục, giá một số nông sản, trong đó có dầu cọ có thể sẽ tăng nữa.
“Chúng tôi cho rằng giá dầu cọ sẽ tiếp tục tăng cao hơn vào cuối năm nay và sang năm 2017, nếu như sản lượng tiếp tục giảm do thời tiết khô kéo dài", ông Barnabas Gan, nhà phân tích kinh tế hàng hoá tại Ngân hàng OCBC của Singapore cho hay.
Vị chuyên gia này cũng dự đoán giá dầu cọ sẽ đạt 2.650 ringgit Malaysia (tươg đương 623 USD)/tấn vào cuối năm nay./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…