GPMB dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2: Chính quyền quyết liệt, nhân dân đồng thuận
Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, chủ đầu tư và sự đồng thuận của người dân, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đang được khẩn trương hoàn thành.
Về thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi) những ngày này, dưới cái nắng nóng gay gắt đầu mùa, công tác GPMB đang được gấp rút triển khai, các hoạt động đền bù, di dời phần mộ được chính quyền và người dân tiến hành khẩn trương nhằm sớm bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư xây dựng nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, hạng mục khu nhà máy chính đúng tiến độ.
Từ năm 1998 đến nay, tại địa bàn xã Kỳ Lợi đã thực hiện nhiều dự án, trong đó có trên 30 dự án lớn tầm cỡ quốc gia, khu vực như nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Tổng kho xăng dầu, Formosa Hà Tĩnh… và hiện nay là Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2.
Dự án có tính chiến lược cho phát triển ngành công nghiệp nặng Việt Nam. Việc GPMB, di dời, cất bốc hàng nghìn ngôi mộ, đặc biệt là các ngôi mộ lớn, các quần thể mộ đã được xây dựng, ốp lát kiên cố của nhiều dòng họ đến nơi mới phải bảo đảm đúng quy trình và tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân là thách thức lớn đối với tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, cùng với việc ban hành cơ chế chính sách GPMB linh hoạt, phù hợp quy định và thực tế, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo bồi thường, tái định cư, GPMB, tăng cường cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan để hỗ trợ xã Kỳ Lợi giải quyết kịp thời các vướng mắc. Quá trình hoạt động tích cực, sâu sát của Ban chỉ đạo GPMB các cấp đã kịp thời giải quyết những vướng mắc xảy ra, nhất là cơ chế chính sách, nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB. Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản, công tác GPMB đã đạt được nhiều hạng mục đáng ghi nhận.
Người dân rất đồng thuận, ủng hộ trong việc cất bốc, di dời mộ đến nghĩa tra mới.
Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Võ Xuân Tăng, trú tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, nguyên cán bộ quân đội nghỉ hưu phấn khởi nói: Dòng họ của gia đình tôi có tổng cộng 17 ngôi đã được xây dựng, ốp lát khá đẹp. Nhưng với chủ trương di dời, cất bốc mộ của chính quyền địa phương để đảm bảo tiến độ thi công dự án, gia đình chúng tôi đồng thuận và hết sức ủng hộ vì trên hết đó là lợi ích chung của quốc gia, là tiền đề để phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Ông Chu Văn Quang, Uỷ viên Ban thường vụ, Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi, cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện, mặc dù công tác GPMB gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt nhất là trong công tác di dời các ngôi mộ, vì đó là vấn đề tâm linh, nhạy cảm. Có những ngôi mới xây, có những ngôi 10 - 15 năm, có những quần thể mộ rất đẹp, kiên cố của nhiều gia đình, dòng họ…, khi cất bốc phải chọn ngày, sắm lễ cẩn thận, chu đáo. Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thị xã, ngoài các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thì UBND tỉnh, UBND thị xã đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thêm nguồn nhân lực, xe cộ…, giúp người dân vận chuyển, cất bốc phần mộ, di dời tài sản, khi dân đã hiểu, đã tin thì nhất định sẽ có sự đồng thuận, thống nhất cao.
Cũng theo ông Quang, diện tích cần GPMB để thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, đất nghĩa trang và một số hộ dân lân cận. Đối với đất nông nghiệp được giao hỗ trợ 86 triệu đồng/sào (500m2), đất không được giao hỗ trợ 25 triệu đồng/sào và đất lâm nghiệp là 6.900 đồng/m2, tùy theo hạng mục. Mồ mả ốp lát to, ốp lát đầy đủ giá cao hơn những ngôi nhỏ, bình quân 20 triệu đồng/ngôi.
Tùy vào tình hình đặc điểm của từng cụm dân cư, từng dòng họ để có cách vận động phù hợp, thuyết phục người có uy tín trong gia đình, dòng họ... Tổ chức nhiều cuộc họp chính thức và không chính thức, để từng người dân hiểu rõ dự án và có trách nhiệm chia sẻ. Kinh nghiệm cho thấy, ở địa phương nào, cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện; huy động được sức mạnh của cấp ủy, chính quyền, sự nhiệt tình của đoàn thể các cấp vào công việc, sâu sát thực tế và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì ở đó kết quả đạt cao.
Ông Lê Anh Dũng, Tổ trưởng tổ hội đồng phụ trách GPMB các dự án trên địa bàn xã Kỳ Lợi, cho hay: Để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, chúng tôi rất chú trọng phát huy công tác dân vận, thực hiện các bước theo đúng quy trình. Họp dân, bàn với người dân, thông qua kế hoạch dự án và quá trình thực hiện dự án. Khâu kiểm kê, kiểm đếm, áp giá bồi thường được thông báo đến tận từng người dân và niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân xã và hội trường thôn. Tất cả các bước trên được thực hiện công khai, minh bạch, niêm yết đầy đủ. Sau khi có kết quả phê duyệt, mời người dân lên chi trả tiền theo đúng quy trình, tuyệt đối không đốt cháy giai đoạn. Trong quá trình thực hiện, người dân có kiến nghị, thắc mắc đều được các cơ quan có thẩm quyền phối hợp trả lời cơ bản, dứt điểm.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức từ tổ chức các buổi họp dân, sâu sát từng hộ gia đình không quản ngại thời gian theo đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của công tác bàn giao mặt bằng, di dời phần mộ đúng tiến độ có ảnh hưởng rất lớn trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà.
Tính đến nay, Ban GPMB đã di dời được 887 ngôi mộ của 156 hộ dân trên tổng số 1298 ngôi mộ nằm trong diện cần di dời. Hiện còn 411 ngôi mộ của 87 hộ dân sẽ tiếp tục được cất bốc và di dời về nghĩa trang mới trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Anh Đức, Quản lý xây dựng Liên doanh Tổng thầu Sam Sung -Doosan (Hàn Quốc), cho biết: “Từ lúc bắt đầu GPMB, chi trả tiền bồi thường là cuối tháng 12/2020, nhìn chung quá trình GPMB được thực hiện, nhanh gọn, đúng tiến độ. Tất cả các phần GPMB từ khu vực làm mát đến khu vực nhà máy chính đã xong về cơ bản”.
Còn ông Hoàng Trọng Bính, Phó giám đốc Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng 2 - VAPCO, chủ đầu tư dự án chia sẻ: “Về cơ bản, khu vực nhà máy chính đã xong, hy vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhận được sự hỗ trợ nỗ lực từ phía chính quyền, các cấp, đoàn thể. Và hơn hết là sự đồng thuận của đông đảo người dân, còn phía chủ đầu tư sẽ luôn cố gắng, hỗ trợ được gì cho bà con sẽ hỗ trợ hết sức. Phấn đấu đến cuối tháng 5 sẽ hoàn thành công tác GPMB, di dời hết số ngôi mộ, còn lại sớm tiến hành thi công, xây dựng nhà máy”.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.