Thấy đàn gia cầm nhà mình có dấu hiệu chết bất thường, anh Thuận đã báo cáo lên cơ quan chức năng, sau khi lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, kết quả cho thấy dương tính với cúm A/H5N1. Ngay sau đấy, cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy hơn 1.000 con gia cầm trong ổ dịch này.
Cán bộ thúy y đang thu gom số gia cầm bị cúm A/H5N1 để tiêu hủy theo quy định
Thông tin từ UBND xã Liêm Thuận cho biết, ngày 7/7, xã này đã tiêu hủy toàn bộ 800 con vịt, hơn 300 con ngan gia đình anh Lại Văn Ngọc, ở thôn Chằm, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Số gia cầm này dương tính với vi rút cúm A/H5N1
Cụ thể, từ cuối tháng 6, đầu tháng 7, hộ gia đình anh Ngọc thấy số lượng vịt, ngan chết bất thường, không rõ nguyên nhân nên đã báo cáo cán bộ thú y và chính quyền địa phương xuống kiểm tra.
Nhận được thông từ phía chính quyền địa phương, ngày 3/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN - PTNT Hà Nam) đã về kiểm tra, tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N1.
Số gia cầm nhiễm cúm A/H5N1 đang được tiêu hủy theo quy định
Theo ông Hoàng Văn Đào, Chủ tịch UBND xã Liêm Thuận: “Ngay khi có kết quả xét nghiệm, sáng ngày 7/7, chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy toàn bộ 800 con vịt và hơn 300 con ngan cũng có hiện trượng chết bất thường. Để dịch cúm A/H5N1 không lây lan trên diện rộng, chính quyền đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và lập 2 chốt kiểm dịch tại thôn Chằm để ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm ra vào vùng có ổ dịch”.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam đã cấp 100 lít hóa chất để địa phương có dịch triển khai phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường tại thôn Chằm và những vùng xung quanh.
Trung Hiếu
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.