Chúng tôi có dịp đi công tác cùng đoàn của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Kim Bảng. Qua trò chuyện với các đồng chí lãnh đạo Phòng giao dịch về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn được biết, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, người dân Kim Bảng đã có nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu nhờ nguồn vốn vay “ít ỏi” này.
Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, có 18 xã thị trấn, với 118.681 nhân khẩu, bao gồm 32.766 hộ dân sống. Tổng số hộ nghèo năm 2015 là 2.263 hộ, chiếm 5,81% và hộ cận nghèo là 1.993 hộ, chiếm 5,12%. Tổng nguồn vốn tính đến 31/3/2016 là 249.950 triệu đồng. Tổng dư nợ đạt 233.976 triệu đồng/ 8 chương trình tín dụng với 9,077 hộ vay vốn.
Ông Nguyễn Công Trung Nhận hộ vay vốn và bà Lê Thanh Huế, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Kim Bảng
Đến thăm hộ ông Nguyễn Công Trung Nhận, bà Trần Thị Chuyên ở xóm 5, xã Văn Xá(Kim Bảng, Hà Nam). Chỉ với 32 triệu đồng của hai chương trình tín dụng giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gia đình ông bà Nhận Chuyên đã làm giàu từ nguồn vốn “ít ỏi” này không những vậy còn giải quyết việc làm cho 5 nhân công tại địa phương với lương tháng từ 3-3,5 triệu/ tháng cơm nuôi.
Ông Nhận cho biết: "Hai vợ chồng lấy nhau khi đó hai bên gia đình đều khó khăn về kinh tế, ngoài mấy sào ruộng cơ bản, vợ chồng tôi không có nghề phụ, muốn phát triển chăn nuôi thì không có đất, ở chung với bố mẹ trong căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp, với 20m2,…
Với hai bàn tay trắng năm 2002 hai vợ chồng đã ban với nhau dồn đổi ruộng đất nông nghiệp khi nhà nước cho phép chuyển đổi vùng đất trũng, kém hiệu quả sang đất đa canh.
ông Nguyễn Công Trung Nhận ở xóm 5, xã Văn Xá(Kim Bảng, Hà Nam) khoe thành quả khi có được nguồn vốn
Thời gian đó các hộ thi nhau đào ao thả cá, vợ chồng tôi đã bàn với nhau xin đất ở các ao lấp thành nền để chăn nuôi lợn, gà, vịt. Khi đó 100m2 chuồng lợn được xây dựng. Chúng tôi đã vay anh em họ hàng bạn bè và sau đó là đến nguồn vốn của NHCSXH để đầu tư, bước đầu chỉ là 5 con lợn nái thường sau nhân giống dần và chuyển đổi sang lợn nái trang trại, lợn con, lợn thịt, trồng cây,…
Đến nay, thu nhập của gia đình 450- 500 triệu/ năm đã trừ hết chi phí và giải quyết việc làm cho 5 nhân công với mức lương tháng từ 3-3,5 triêu/ tháng cơm nuôi".
Cùng đó hộ vay của ông Bùi Văn Nghiệp và bà Trần Thị Chuyên, ở xóm 5, xã Văn Xá (Kim Bảng) vay học sinh sinh viên. Chính có nguồn vốn này mà gia đình ông bà có thể cho hai con học Đại học và làm kinh tế.
Các hộ đều chia sẻ, chúng tôi mong sao ngân hàng có thể tạo điều kiện cho vay nhiều hơn nữa để mở rộng chăn nuôi, sản xuất để phát triển kinh tế như mức vay như hiện nay là quá ít,…
Nhờ nguốn vốn vay "ít ỏi" mà người dân đã thoát nghèo làm giàu
Nhìn chung, các khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả trong việc ổn định cuộc sống, cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Trong 8 chương trình tín dụng, đáng chú ý là ngoài dư nợ cho vay hộ nghèo đạt cao thì dư nợ cho vay hộ cận nghèo đang chiếm ưu thế và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, nợ xấu nợ quá hạn của huyện Kim Bảng gần như không còn và được đánh giá là huyện tốt nhất của tỉnh Hà Nam.
Ông Lê Văn Hoạch, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam, cho biết: "Để đồng vốn đến đúng đối tượng và tiết kiệm thời gian, chi phí thấp nhất cho người thụ hưởng, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phối hợp thực hiện ủy thác với các tổ chức hội, đoàn thể ủy nhiệm qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn".
Ông Hoạch chia sẻ, kết quả hoạt động các chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh Hà Nam đến 31/3/2016. Tổng nguồn vốn đạt 1.553 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt trên 1.456 tỷ đồng, cho vay vốn ở 8 chương trình cho vay. Hộ nghèo 306.474 triệu đồng. Hộ cận nghèo 396.350 triệu đồng; hộ mới thoát nghèo 108.306 triệu đồng. Học sinh, sinh viên 228.205 triệu đồng; Giải quyết việc làm 65.490 triệu đồng; Xuất khẩu lao động 1.422 triệu đồng; Nước sạch vệ sinh môi trường 328.188; Hộ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ 21.773. Tỷ lệ cho vay đến 31/3/2016 đạt 98,9%.
Bà Lê Thanh Huế, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH huyện Kim Bảng cho biết: “Trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn tín dụng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để tiếp tục củng cố, kiện toàn hoạt động của các tổ kiết kiệm và vay vốn; tuyên truyền sâu rộng tới các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có ý thức trả nợ, trả lãi để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng”.
Chia tay với đoàn công tác, chúng tôi thầm chúc với nguồn vốn vay ưu đãi này người dần Hà Nam sẽ có nguồn để phát triển kinh tế hộ thoát nghèo bền vững, xây dựng Hà Nam ngày càng giàu đẹp văn minh.
Hà Nam