Hà Nam: Người dân vui mừng sau một năm được dùng nước sạch
Nhiều năm trước, người dân thôn Yên Lão, xã Hoàng Tây (Kim Bảng - Hà Nam) phải sử dụng nguồn nước máy bị nhiễm asen (thạch tín) được coi là cao nhất cả nước. Sau 1 năm được dùng nước sạch, ai ai cũng vui vì được dùng nguồn nước đảm bảo.
Nhiều năm trước, thôn Yên Lão, xã Hoàng Tây (Kim Bảng - Hà Nam) phải sống chung với nguồn nước nhiễm asen cực kỳ nặng vì chịu ảnh hưởng không nhỏ từ khu vực sông Nhuệ. Sông Nhuệ ô nhiễm, nước có màu đen, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc, cả thôn Yên Lão phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc phả vào. Lâu dần, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng. Khi người dân dùng nguồn nước giếng khoan bơm lên thì thấy bị ngứa, tiêu chảy xảy ra rất nhiều.
Kết quả thẩm định xét nghiệm nguồn nước ngầm tại thôn yên Lão cho thấy, nguồn nước ngầm ở Hoàng Tây có tỷ lệ tạp chất cao hơn tiêu chuẩn cho phép, trong đó hàm lượng asen cao hơn 0,01 mg/L, có nơi lên đến 0,25 hoặc 0,3 mg/L so với giới hạn tối đa TCVN.
Những hộ sông ven đê sông Nhuệ kiến nghị các cơ quan chức năng sớm đưa nước sạch về cho bà con
Người dân thôn Yên Lão cho biết, nước ở khu vực này khi bơm lên có mùi tanh, màu vàng. Nhiều gia đình đã đào giếng nhiều lần với các độ sâu khác nhau, nhưng màu nước vẫn tanh, màu vàng như váng dầu. Khi giặt quần áo thì vàng ố hết.
Để chứng minh nguồn nước máy kinh hãi ra sao, người dân thôn Yên Lão từng mang theo chiếc cốc chứa nước vừa bơm trực tiếp từ giếng khoan lên, ngay khi rót nước chè vào cốc nước máy, ngay lập tức màu nước trong chiếc cốc biến đổi thành một màu đen kịt, nổi váng và sủi bọt trắng mặt cốc. Khảo sát thêm một số gia đình khác, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự.
Từ đầu năm 2017 đến nay, khi Nhà máy nước sạch khu A Kim Bảng hoàn thành đưa vào vận hành, sử dụng, nước sạch dẫn đến tận thôn Yên Lão thì ai cũng vui mừng vì được dùng nguồn nước đảm bảo, khỏi lo sợ việc bể nước mưa sẽ hết và phải dùng nước giếng khoan ô nhiễm.
Ông Bùi Văn Phúc, người dân thôn Yên Lão cho hay, trước đây, nguồn nước ở đây dùng để tắm rửa cũng khó chứ chưa nói chuyện lọc để ăn. Từ ngày có nước máy, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân được bảo đảm vệ sinh hơn. Điều mừng nhất là chúng tôi không còn phải lo lắng một số loại bệnh do sử dụng nguồn nước ô nhiễm như trước đây.
Ông Bùi Văn Thuyết vui mừng vì đã có nước sạch để dùng...
Theo ông Bùi Văn Thuyết, Trưởng thôn Yên Lão, sau khi nhà máy nước sạch được hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ủng hộ rất cao, tạo mọi điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công lắp đặt hệ thống cấp nước. Đến nay, toàn thôn có trên 90% số hộ dùng nước máy và chỉ còn một số hộ nằm ven đê sông Nhuệ chưa sử dụng nước sạch do đơn vị thi công chưa hoàn thành việc lắp hệ thống cấp nước trục chính.
Ông Bùi Văn Phúc một trong các hộ hộ nằm ven đê sông Nhuệ chưa được sử dụng nguồn nước sạch này cho biết thêm hiện nhà đã xây bể chứa nước mưa hơn chục khối vào mùa mưa thì còn sử dụng thoải mái nhưng vào mùa khô hanh thì chỉ để dùng cho việc ăn uống chứ không sử dụng thoải mái được mà vẫn phải dùng nguồn nước giếng khoan ô nhiễm. Ông Phúc kiến nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt nhà máy nước sạch, sớm đưa nguồn nước sạch về các hộ ven đê sông Nhuệ chúng tôi, để chúng tôi không còn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm nữa.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.