Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 11 năm 2019 | 15:29

Hà Nội: Tăng cường giám sát công tác đảm bảo ATTP đến hết năm 2019

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội tiếp tục triển khai các mô hình điểm, chuyên đề ATTP đảm bảo dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại 100% quận, huyện từ nay đến hết năm 2019.

Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-MTTQ-BTT, triển khai giám sát đảm bảo ATTP năm 2019. Theo đó, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ chủ trì thành lập đoàn giám sát, tổ chức giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo giám sát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên đoàn giám sát, tổ chức triển khai nội dung giám sát theo đúng kế hoạch.
 
 
ha-noi-tang-cuong-giam-sat-cong-tac-dam-bao-an-toan-thuc-pham-quy-42019.jpg
Hà Nội tăng cường giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ nay đến hết năm 2019.
 
 
Theo kế hoạch, các UBND quận, huyện và thị xã được giám sát có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo và tài liệu liên quan theo đề cương gửi kèm, bố trí địa điểm làm việc với đoàn giám sát theo kế hoạch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại địa phương được giám sát phối hợp tham gia cùng đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tại địa phương. Phản ánh, phát hiện đề xuất với đoàn giám sát những nội dung thực hiện chưa đúng về công tác đảm bảo tại địa phương để góp phần thực hiện tốt kế hoạch giám sát đảm bảo VSATTP năm 2019.
 
Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP Hà Nội, trong quý 3/2019, Chi cục đã thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP và tiến hành kiểm tra 108 cơ sở. Cụ thể, đoàn đã xử lý vi phạm hành chính 15 cơ sở với tổng số tiền phạt là 165 triệu đồng. Có 3/50 mẫu xét nghiệm tại labo không đạt tiêu chuẩn gồm 1 mẫu trân châu không đạt chỉ tiêu hóa học và 2 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng. Đồng thời, xét nghiệm nhanh tổng số 675 mẫu, trong đó 642 mẫu đạt (95,1%). Cụ thể, tinh bột 580/613 mẫu, đạt (94,6%), các xét nghiệm nhanh khác 62/62 mẫu đạt yêu cầu.
 
Kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Thanh Hóa
 
Ngày 29-10, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đợt 2 năm 2019 do ông Hà Văn Giáp, Phó Chánh Văn phòng điều phối về VSATTP tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại TP Thanh Hóa.
 
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP TP Thanh Hóa, tính đến thời điểm này, thành phố đã xây dựng được 17 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trong đó có 2 chuỗi lúa gạo, 4 chuỗi rau củ quả và 11 chuỗi thịt gia súc, gia cầm; 40 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm ATTP; 20 chợ ATTP; xây dựng 10 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; 6 bếp ăn tập thể ATTP. Tính đến ngày 25-10, trên địa bàn thành phố có 9 xã, phường được công nhận xã ATTP; 13 xã, phường đã được tỉnh thẩm định đang đề nghị công nhận và 6 xã, phường đã thực hiện đạt 4/4 tiêu chí về ATTP đang chờ thẩm định.
 
TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành 37/37 xã, phường đạt tiêu chí ATTP trong năm 2019. Công tác quản lý VSATTP đã được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP được tăng cường đã góp phần nâng cao nhận thức hành động của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong việc chấp hành, từ đó đã hạn chế đáng kể các hành vi vi phạm về ATTP.
 
Đoàn kiểm tra ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà TP Thanh Hóa đã đạt được trong công tác quản lý VSATTP, trong đó có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ. Đồng thời nhấn mạnh, công tác bảo đảm VSATTP là một trong những nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
 
Đoàn kiểm tra đề nghị thành phố khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế, rà soát lại những việc, nhiệm vụ cần làm để đẩy nhanh tiến độ, tổ chức chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu được giao; tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, đa đạng; trong công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung kiểm tra: hoạt động của ban chỉ đạo và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, việc duy trì các tiêu chí ATTP đã đạt, sự giám sát của của các ban ngành, đoàn thể; chủ động xây dựng kế hoạch và chính sách hỗ trợ để xây dựng địa phương đạt các tiêu chí ATTP.
 
Tuyên phạt bị cáo dùng hóa chất ngâm 7 - 8 tấn củ cải/ngày bán cho người dân.
 
Ngày 1.11, TAND Q.Thủ Đức (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Sáng (36 tuổi, quê Tiền Giang) 1 năm 6 tháng tù về tội "vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
 
 
ngam-hoa-chat-cu-cai_hceb.jpg
Bị cáo Bùi Văn Sáng bị phạt tù vì vi phạm quy định về ATTP.

 

Theo cáo trạng từ tháng 11.2017, Sáng chỉ đạo 3 công nhân liên hệ mua hóa chất để rửa và ngâm củ cải có tác dụng cho củ quả sạch đẹp và không bị hư thối. Mỗi ngày, công nhân của Sáng dùng hóa chất ngâm khoảng 7 - 8 tấn củ cải, thu lợi từ 3,5 - 4 triệu đồng. Số củ cải trên, bị cáo Sáng bán cho các thương buôn tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức
 
Theo lời khai của Sáng, củ cải nào xấu, bị cáo sẽ yêu cầu công nhân ngâm vào hóa chất, mỗi lần ngâm khoảng 50 phút. Nguồn hóa chất trên được Sáng đặt mua từ một cơ sở hóa chất ở Tân Bình với giá 45.000 đồng/kg.
 
Theo HĐXX, việc bị cáo Sáng phân phối số củ cải trên cho các thương buôn tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức là vô cùng nghiêm trọng. Bởi, đây là một trong những địa điểm trung chuyển hàng nông sản lớn tại TP.HCM. Cùng quan điểm với HĐXX, Viện KSND đề nghị tuyên bị cáo từ 1 - 2 năm tù về tội "vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
 
Phát hiện 4 tạ mỡ động vật “bẩn” chuẩn bị mang đi tiêu thụ
 
Lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng vừa tạm giữ một xe khách đang vận chuyển khoảng 400kg mỡ động vật không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ đang trên đường mang ra thị trường tiêu thụ.
 
 
1724_mo-lon.jpg
Phát hiện 400kg mỡ động vật bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
 
Theo biên bản, khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, tổ công tác phát hiện xe ô tô khách BKS 43H - 4610 có dấu hiệu khả nghi nên ra lệnh dừng xe kiểm tra. Lúc này, tài xế Nguyễn Văn Hùng (SN 1966, trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) không xuất trình được giấy tờ liên quan đến 400kg mỡ động vật được chứa trong 4 bao tải trên xe.
 
Vì không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của số mỡ động vật, tổ công tác đã lập biên bản bàn giao phương tiện, giấy tờ xe, giấy phép lái xe của tài xế Hùng cùng số mỡ động vật nói trên cho Công an quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) xử lý theo quy định.
 
Tài xế Hùng khai nhận xe ô tô khách chạy theo tuyến Đà Nẵng - Huế, tuy nhiên, chưa kịp vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố thì bị lực lượng chức năng phát hiện.
 
Nghệ An: Thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong quý III
 
Báo cáo của UBND tỉnh Nghệ an, trong quý III năm 2019, tỉnh Nghệ An đã thành lập 470 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại 5.646 cơ sở, trong đó có 327 cơ sở bị xử phạt và 262 cơ sở bị nhắc nhở.
 
 
5906_111.jpg
Nghệ an đã thành lập 470 đoàn kiểm tra về ATTP trong quý III (ảnh Báo CT)

 

Trong quý III/2019, tỉnh đã tổ chức 127 cuộc tập huấn nâng cao nhận thức cho người chế biến và kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng với 8.602 người tham dự; 4 cuộc hội thảo, hội nghị với 5.150 người tham dự; 144 buổi nói chuyện chuyên đề có 11.399 người tham dự
 
Bên cạnh đó đã cấp giấy chứng cơ sở đủ điều kiện cho 321 cơ sở, cấp giấy xác nhận kiến thức cho 1.224 cá nhân, tổ chức; tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm cho 100 sản phẩm và ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho 1.287 cơ sở. Toàn tỉnh cũng đã thành lập được 470 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại 5.646 cơ sở, trong đó có 327 cơ sở bị xử phạt và 262 cơ sở bị nhắc nhở.
 
Quý IV/2019, UBND tỉnh Nghệ An giao các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND cấp huyện, xã tổng kết đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong đợt cao điểm về an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Trung thu 2019; xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý năm 2020; hoàn thiện Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giai đoạn 2019 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 
Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn luôn là một vấn đề nóng được các cấp, các ngành và cả xã hội quan tâm, bởi lẽ có đảm bảo được an toàn thực phẩm cũng đồng ghĩa với việc bảo đảm an toàn sức khỏe của cộng đồng. Chính vì vậy rất cần các lực lượng thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những đối tượng coi thường pháp luật, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top