Sau khi báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu làm rõ thông tin ông Nguyễn Xuân Hương xây dựng khu ẩm thực trái phép trên diện tích đất nông nghiệp.
Chủ tịch UBND TP.Thanh Hóa Lê Anh Xuân vừa có văn bản yêu cầu các phòng, ban liên quan như: Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị, Đội kiểm tra quy tắc đô thị thành phố và UBND xã Quảng Thịnh kiểm tra, rà soát, xác minh các nội dung báo chí phản ánh tại trang trại cá - lúa của ông Nguyễn Xuân Hương.
Chủ tịch UBND TP.Thanh Hóa yêu cầu các phòng, ban, đơn vị nêu trên phải khẩn trương thực hiện và kết quả rà soát, xác minh báo cáo Chủ tịch UBND thành phố trước ngày 16/5/2018.
Được biết, ông Nguyễn Xuân Hương là em trai ruột của ông Nguyễn Xuân Phi, Bí thư TP. Thanh Hóa.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn đã thông tin về Làng ẩm thực xứ Thanh được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, nằm sát QL 45, thuộc thôn Thịnh Vạn, xã Quãng Thịnh, TP Thanh Hóa, của ông Nguyễn Xuân Hương.
Tháng 3/2017, ông Nguyễn Xuân Hương đã có đơn gửi UBND xã Quảng Thịnh và UBND TP.Thanh Hóa, trình bày: Thực hiện Quyết định số 9698/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND TP.Thanh Hóa về việc cho phép ông Nguyễn Xuân Hương thuê hơn 70 nghìn m2 đất tại khu trại cá, thôn Thịnh Vạn, xã Quảng Thịnh để đầu tư thực hiện dự án Trang trại kinh tế tổng hợp cá-lúa.
Quá trình triển khai thực hiện dự án, cho đến nay gia đình ông Hương đã đầu tư cơ bản các điều kiện để phục vụ cho sản xuất của trang trại, đào ao, nuôi cá, trồng hoa, cây cảnh và làm trang trại, nhưng ông Hương lại xây dựng một khu ẩm thực đang được cho là đẹp nhất xứ Thanh.
Trên thực tế, dự án đang được thực hiện theo quy trình sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế và dần dần ổn định sản xuất và đời sống người lao động. Gia đình nhận thấy khu đất trên có thể kết hợp với mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp sinh thái, tận dụng thời gian rảnh rỗi của người lao động, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố.
Ông Hương cho rằng, khu đất trên phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định 222/QĐ- UBND ngày 17/1/2014 phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, Khu đô thị Tây Nam TP.Thanh Hoá, là đất dịch vụ hỗn hợp.
Để tạo điều kiện phát triển sản xuất, phát huy được tiềm năng đất đai nhằm nâng cao đời sống của người lao động, ông Hương đề nghị UBND TP.Thanh Hóa cho phép gia đình được lập phương án chuyển đổi một phần diện tích đất khoảng 6.000m2 đất nông nghiệp sang hình thức sản xuất kinh doanh thương mại.
Mặc dù được thuê hơn 70 nghìn m2 đất để phục vụ mục đích xây dựng trang trại kinh tế tổng hợp cá - lúa, nhưng chủ đầu tư đã biến một phần đất nông nghiệp thành một khu làng ẩm thực, vui chơi giải trí, trồng cây cổ thụ, cây cảnh…
Trong khi đó, theo Biên bản làm việc về việc kiểm tra khu đất ông Nguyễn Xuân Hương xin thuê để xây dựng trang trại tại thôn Thịnh Vạn, xã Quảng Thịnh, ngày 15/8/2013 của UBND TP.Thanh Hóa, có nêu:
Nguồn gốc khu trại cá tại thôn Thịnh Vạn là đất trại cá cũ do Ban kinh tế huyện Quảng Xương cho Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tây Hồ thuê để sản xuất nông nghiệp theo mô hình lúa - cá. Đến năm 2007, Huyện ủy Quảng Xương giao lại cho xã Quảng Thịnh.
Sau đó, UBND xã Quảng Thịnh cho ông Bùi Sỹ Định, thuộc P.Lam Sơn, TP.Thanh Hóa, thuê để sản xuất nông nghiệp với mô hình lúa - cá, nhưng không thanh lý tài sản với Công ty Tây Hồ nên đã xảy ra tranh chấp gây mất ổn định địa phương. Tháng 4/2013, Công ty Tây Hồ và ông Định chuyển nhượng trái phép cho ông Nguyễn Xuân Hương.
Việc UBND TP.Thanh Hóa cho ông Hương thuê đất 50 năm tại Khu trại cá, thôn Thịnh Vạn để đầu tư thực hiện Dự án trang trại kinh tế tổng hợp cá – lúa có đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 hay không, Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.