Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nền kinh tế APEC trong 3 quý năm 2017 đạt hơn 236 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 106 tỷ USD, nhập khẩu đạt 130 tỷ USD.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, cùng với sự tăng cường hợp tác với các thành viên APEC, xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác là thành viên APEC cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2006, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với APEC mới chỉ đạt 66,3 tỷ USD thì đến năm 2016 con số này đã gấp hơn 4 lần, lên đến hơn 266 tỷ USD. Trong giai đoạn 2006 - 2016, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các nền kinh tế thành viên APEC tăng bình quân gần 16%/năm và nhập khẩu tăng bình quân 15%/năm.
Với 21 nền kinh tế thành viên, APEC bao gồm nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc, Malaysia, Singapore… Trong 9 tháng năm 2017, thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC chiếm gần 69% đối với xuất khẩu và 85% đối với nhập khẩu trong tổng trị giá thương mại hàng hóa của cả nước với toàn thế giới.
Hà Lan - Việt Nam hợp tác quản lý an toàn thực phẩm
Toàn cảnh lễ công bố.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức lễ công bố Hợp tác trong quản lý an toàn thực phẩm với Hà Lan và Ngân hàng Thế giới.
Trong bản Thỏa thuận Đối tác chiến lược, hai bên đã thống nhất Hà Lan sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Hiện tại, Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Hà Lan và Ngân hàng Thế giới trong việc đánh giá và xác định các rủi ro về an toàn thực phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ Hà Lan (thông qua Bộ Kinh tế Hà Lan) và Ngân hàng Thế giới sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch triển khai dựa trên các khuyến nghị trong bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đóng vai trò đầu mối khởi động các thảo luận và lên kế hoạch triển khai.
Kế hoạch triển khai sẽ bao gồm các dự án, các hoạt động cụ thể giúp Việt Nam cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm, đặc biệt hướng đến các tiêu chí an toàn thực phẩm quốc tế. Cụ thể: Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát an toàn thực phẩm dựa trên cách tiếp cận từ việc đánh giá rủi ro; Phát triển hướng tiếp cận “từ trang trại đến bàn ăn”, tính đến tất cả quy trình từ sản xuất thực phẩm, cho tới tiếp thị và tiêu dùng; Nâng cao chất lượng hệ thống các phòng kiểm nghiệm.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Pauline Eizema, Phó Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam cho biết: “Mục tiêu của Biên bản ghi nhớ này là nhằm cụ thể hóa hợp tác Việt Nam – Hà Lan trong việc tăng cường hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với sự tham gia của Ngân hàng Thế giới. Trong quá trình này, chúng tôi sẽ tham vấn Cục An toàn Thực phẩm và Hàng tiêu dùng Hà Lan và Viện Nghiên cứu An toàn thực phẩm RIKILT.”
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp luôn quan tâm và đặc mục tiêu là quản lý và kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản. "Để đạt mục tiêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của Việt Nam, ngành nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của quốc tế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhiều phương án kết hợp, đặc biệt với kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các định chế phát triển, sẽ góp phần từng bước cải thiện mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay", Thứ trưởng Tám nói.
Nông sản Việt có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Australia
Australia là thị trường có tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta, nhưng hiện nay, thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp Việt mới chỉ chiếm hơn 11 %, thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Đơn cử, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường nước này đạt hơn 78 triệu USD, tăng khoảng 0,5 % so với cùng kỳ.
Thực tế đó đòi hỏi, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, rau quả cần thay đổi cách thức kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng; lựa chọn sản phẩm phù hợp và hình thành chuỗi liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho rằng, các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng thực phẩm xuất khẩu để mở rộng thị phần hàng Việt ở thị trường Australia.
“Thị trường Australia rất có tiềm năng đối với những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, chính vì vậy là làm thế nào để giúp cho các doanh nghiệp Cần Thơ hiểu biết thêm về thị trường này và có được chiến lược kinh doanh nghiêm túc, lâu dài có chất lượng. Qua hội thảo lần này sẽ có được cầu nối với hệ thống siêu thị của nước Australia, mong rằng kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ cũng như các tỉnh ĐBSCL với thị trường Australia được nâng lên”, ông Nam cho biết.
Xuất khẩu gỗ khởi sắc.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, nâng tổng kim ngạch XK lên khoảng 1 tỷ USD.
Suốt thời gian qua, thương mại gỗ giữa Việt Nam-EU chiếm khoảng 12-15% tổng kim ngạch XK toàn quốc với giá trị XK trung bình mỗi năm khoảng 650-700 triệu USD. Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động rất tích cực tới ngành gỗ Việt Nam.
Từ trước tới nay, XK gỗ vào EU chủ yếu vào 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Ý. Nhưng với Hiệp định EVFTA, thị trường được nâng lên khoảng 27-28 nước. Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80-85 tỷ USD. Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch XK gỗ của Việt Nam sang EU. Với các điều kiện hiện tại, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU sẽ gia tăng đáng kể với mức dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020.
Trên thực tế, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU từ trước tới nay vốn có nhiều lợi thế khi các DN đã khá quen thuộc với thị trường. Một số DN đã tiếp cận được công nghệ chế biến gỗ của EU và đưa vào triển khai. Điển hình là một số DN gỗ ở Bình Định như Công ty Tiến Đạt, Công ty Đại Thành, Công ty Thắng Lợi… Hiện nay, công nghệ chế biến gỗ của EU là công nghệ tiến bộ nhất khi tiết kiệm được năng lượng, tiết kiệm được nhiên liệu và trình độ quản trị kinh doanh rất tốt, làm tăng năng suất lên khoảng 15-20%. Việc tiếp cận này một phần là do DN tìm kiếm, học hỏi, một phần là do các DN NK hàng của Việt Nam chủ động đưa vào.
Hiện tại đã có những thuận lợi như vậy. Sắp tới, với Hiệp định EVFTA, ngoài vấn đề thuế suất các mặt hàng về 0%, các DN chế biến, XK gỗ Việt Nam còn có thể dễ dàng hơn trong quá trình mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế biến gỗ cũng như trình độ quản trị DN từ EU.
Khánh Nguyên (tổng hợp)
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.