Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang có chiều hướng phức tạp. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng tỉnh này đang triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu
Nhận thức rõ tác động của BĐKH, những năm qua, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đánh giá tác động BĐKH đến điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lồng ghép vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành; tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH với những mục tiêu, giải pháp cụ thể, đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó BĐKH. Trong triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới, đã lồng ghép phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH. Xây dựng trên 800 mô hình Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH, với các hoạt động: Trồng cây xanh tạo cảnh quan, thu gom vận chuyển rác thải đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn khi sử dụng các loại hóa chất trong sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt...
Đến nay, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn đã chủ động triển khai các giải pháp để tiết kiệm nguyên nhiên liệu, hạn chế lượng khí thải ra môi trường, thông qua việc nâng cấp, thay thế các trang thiết bị, linh kiện thế hệ cũ, ứng dụng công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường… Điển hình như Công ty cổ phần RedstarCera ở TP Chí Linh đã sử dụng bã vỏ hạt điều để thay thế nguyên liệu than cám, giúp công ty giảm gần 40% chi phí nhiên liệu; Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch đã cải tạo, nâng cấp công nghệ một số dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng.
Các địa phương đã hướng dẫn người dân sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi để tận thu khí CH4 phục vụ đun nấu, sử dụng bếp đun cải tiến, đèn tiết kiệm điện, các phương tiện giao thông ít phát thải khí nhà kính
Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hải Dương Nguyễn Trác Trung, định hướng phát triển của tỉnh thời gian tới là sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng phó BĐKH thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Từ năm 2021, Sở TN&MT đã rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Danh mục tạm dừng thu hút đầu tư với 8 nhóm ngành có nguy cơ ô nhiễm; triển khai giám sát các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cho các nhóm ngành; kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở thuộc các danh mục phải thực hiện kiểm kê theo quy định.
Đồng thời, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, ưu đãi phù hợp, tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động về xử lý chất thải... theo nhiều hình thức nhằm tăng cường xã hội hóa về BVMT, giảm thiểu BĐKH. Tăng cường hợp tác, kết nối các nguồn tài trợ, hỗ trợ chuyển giao công nghệ theo cơ chế song phương, đa phương, để nâng cao năng lực thích ứng BĐKH. Ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường…
Đặc biệt, tỉnh quan tâm triển khai quy hoạch, xây dựng các đô thị, với mục tiêu: Phát triển thành phố Hải Dương thành đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó BĐKH; thành phố Chí Linh - đô thị thông minh - sinh thái xanh - nghỉ dưỡng; thị xã Kinh Môn phát triển hài hoà giữa đô thị dịch vụ công nghiệp và đô thị sinh thái….
Hiện nay, thành phố đang tập trung điều chỉnh quy hoạch để hình thành các chuỗi "không gian xanh", tạo không gian cảnh quan, điều hòa vi khí hậu. Quy hoạch 7 lưu vực thoát nước thải và 7 trạm xử lý nước thải sinh hoạt để tỷ lệ xử lý đạt 90% năm 2030, 100% năm 2040. Kiểm soát chặt hoạt động thu gom xử lý nước thải công nghiệp, đảm bảo 100% nước thải công nghiệp được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Hướng đến 100% chất thải rắn phát sinh được thu gom, phân loại tại nguồn, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn. Bảo vệ hệ thống kênh mương thoát nước, các hồ điều hòa, chủ động phòng chống thiên tai, các diễn biến bất thường của thời tiết.
Khắc phục ô nhiễm trên các tuyến kênh mương
Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Theo đánh giá từ Sở TN&MT Hải Dương, nguyên nhân chính vẫn là do các hành vi xả nước thải, chất thải rắn trái phép từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân và từ sinh hoạt của người dân.
Một trong những tuyến bị ô nhiễm nghiêm trọng là hệ thống Bắc Hưng Hải, đi qua 7 huyện, thành phố gồm: Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện và TP Hải Dương với chiều dài gần 292km bờ kênh.
Thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, trên địa bàn Hải Dương có hơn 450 nguồn thải thuộc diện phải cấp phép xả thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 118 trường hợp được cấp phép, đạt tỷ lệ 26%, còn lại là xả thải không phép.
Tại huyện Gia Lộc, hệ thống Bắc Hưng Hải gồm Sông Sặt (Kim Sơn) có chiều dài khoảng 6 km chạy qua các xã Thống Nhất, Yết Kiêu, Lê Lợi; sông Đò Đáy (Đĩnh Đào) dài khoảng 17 km qua các xã Lê Lợi, Đoàn Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Thống Kênh.
Theo UBND huyện Gia Lộc, địa phương không có cơ sở sản xuất, kinh doanh xả nước thải trực tiếp ra hệ thống Bắc Hưng Hải nhưng có 72 tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào công trình thuỷ lợi, trong đó 64 trường hợp chưa được phép. Việc xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu, chưa có giấy phép là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước của hệ thống công trình thủy lợi. Nước từ kênh mương như Chùa So - Quảng Giang, Thạch Khôi - Đoàn Thượng... lại đổ trực tiếp vào hệ thống Bắc Hưng Hải.
Để khắc phục tình trạng này, hiện nay, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung tìm giải pháp khắc phục, cải thiện chất lượng nguồn nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở TN&MT đã đề nghị sớm di dời bãi rác nằm gần hệ thống Bắc Hưng Hải ở các xã Yết Kiêu và Phạm Trấn.
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh đã phối hợp với Nghiệp đoàn Liên tỉnh về xử lý nước thải vùng Paris (SIAAP) - Cộng hòa Pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề bún Đông Cận (xã Tân Tiến). Ưu tiên vốn cho các dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư, đô thị chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, làng nghề xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải vào hệ thống thủy lợi... Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, tránh vứt rác thải ra kênh mương, gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các công trình thủy lợi vừa tổ chức đầu tháng 8 vừa qua, lãnh đạo Công an tỉnh Hải Dương cũng cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Hải Dương đã mở 4 đợt cao điểm tổng rà soát, điều tra cơ bản, lên danh sách, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến xả thải gây ô nhiễm môi trường. Kết quả, đã rà soát, kiểm tra, thu mẫu nước thải của hơn 100 tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm về hành vi xả thải ra hệ thống thủy lợi, phát hiện 67 vụ, liên quan đến 63 tổ chức, 4 cá nhân, phạt tiền gần 2,3 tỷ đồng.
Đặc biệt, sau khi trực tiếp tiến hành khảo sát các tuyến kênh mương bị ô nhiễm nghiêm trọng trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổng hợp báo báo thực trạng, đánh giá tình hình, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm, từ đó tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan phối hợp thực hiện. Công an tỉnh cũng chủ động xây dựng phương án để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 1411 về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, nhằm sớm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Ra mắt mô hình Nông dân tự quản về bảo vệ môi trường
Thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Công an huyện và Hội Nông dân về thành lập mô hình Tự quản về an ninh trật tự (ANTT), Hội Nông dân và Công an xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa ra mắt mô hình Nông dân tự quản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2022-2025.
Mô hình được thành lập với 9 thành viên, trong đó tổ trưởng là đồng chí Chủ tịch Hội nông dân xã; các thành viên là Uỷ viên Ban Chấp hành, Chi hội trưởng, Chi hội phó, cán bộ Công an xã.
Mô hình hoạt động trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự giác, tự quản, tự bảo vệ; tuân thủ theo quan điểm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường; lấy giáo dục thuyết phục làm phương pháp hoạt động chủ yếu nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên, nông dân về bảo vệ môi trường.
Mô hình tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Lương Điền phải gắn với xây dựng củng cố các tổ chức, lực lượng quần chúng bảo vệ ANTT ở cơ sở trong sach vững mạnh. Các thành viên tham gia mô hình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường.
Thường xuyên nắm bắt tình hình tham gia bảo vệ môi trường của người dân; lập biên bản, xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Phối hợp tổ chức cho cán bộ, hội viên và nhân dân ký cam kết đổ rác đúng nơi quy định, không xả rác thải sinh hoạt, xác động vật, túi nilon… xuống ao, hồ, kênh, rạch.
Ngay sau khi ra mắt, mô hình đã tổ chức ra quân thu dọn rác thải tại một số địa điểm trên địa bàn xã. Đây là một hoạt động thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2022 của Lương Điền.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.