Trước thực trạng vải thiều đến vụ thu hoạch nhưng gặp khó đầu ra, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng vừa có thư ngỏ kêu gọi cán bộ, tổ chức, cá nhân “giải cứu” vải giúp nhân dân.
Nhờ thời tiết thuận lợi, năm nay vải thiều trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải năng suất, sản lượng đều tăng, ước đạt khoảng 160 tấn. Tuy nhiên, bước vào vụ thu hoạch, vải tiêu thụ chậm, giá thành thấp và không có thương lái thu mua nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của nhân dân.
Trước thực trạng trên, ngày 9/6, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải - Phạm Quang Hiển có thư ngỏ kêu gọi “giải cứu” vải giúp nhân dân.
Theo đó, văn bản chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện kết hợp cùng nông dân các xã, thị trấn tập trung thu hoạch vải. Huyện đoàn kết hợp cùng các đơn vị, huy động lực lượng tập trung giới thiệu vải đến các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, đăng kí mua và tiêu thụ sản phẩm giúp nhân dân từ ngày 10/6.
Phòng Tài chính - Kế hoạch bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ xe vận chuyển vải từ địa phương đến nơi tập kết và bán vải.
Phát động, kêu gọi trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động… trong huyện, mỗi người mua ủng hộ nhân dân tối thiểu 5kg vải, các tổ chức, cá nhân ủng hộ tiêu thụ vải thiều Cát Bà.
"Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện tham gia ủng hộ tiêu thụ sản phẩm vải thiều Cát Bà", trích thư ngỏ kêu gọi của UBND huyện Cát Hải.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.