Từ năm 2014, thành phố Hải Phòng đã triển khai Dự án Xây dựng, triển khai sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
Giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm
Theo lãnh đạo Sở TN&MT Hải Phòng, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững, thành phố đã chủ động thể chế hóa chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống ô nhiễm, khắc phục sự cố và suy thoái môi trường; điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường, đầu tư các dự án bảo vệ môi trường. Tăng cường thẩm định công nghệ, nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm soát chặt chẽ nguồn thải ngay từ khâu cấp chứng nhận đầu tư. Bước đầu, đã góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, quan tâm phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường một số khu vực bị suy thoái. Chất lượng môi trường một số khu vực đô thị và KCN có tiến bộ rõ nét.
Đặc biệt, để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, từ năm 2014, thành phố đã triển khai Dự án Xây dựng, triển khai sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải. Qua đó, đã kiểm toán năng lượng cho 34 doanh nghiệp trọng điểm và 8 đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước với các biện pháp chủ yếu như cải tạo hệ thống chiếu sáng, quản lý nội vi, lắp đặt biến tần, hạn chế rò rỉ đường ống, cải tạo lò hơi… nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải CO2.
Do đặc thù sản xuất, các đơn vị đã áp dụng những giải pháp kỹ thuật riêng để giảm tiêu hao năng lượng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như bảo vệ môi trường. Đơn cử, Công ty Xi măng Chinfon đưa vào hoạt động Nhà máy phát điện công suất 13MW từ năm 2014, góp phần tiết kiệm khoảng 82 triệu kWh mỗi năm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công ty Cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm giảm định mức tiêu hao năng lượng như lắp đặt hệ thống biến tần với toàn bộ các động cơ trong dây chuyền sản xuất, sử dụng đèn led tiết kiệm điện, dây chuyền công nghệ hiện đại tiêu tốn ít năng lượng, bảo vệ môi trường….
Giải pháp nào để phát triển bền vững?
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang xen kẽ trong các khu dân cư, sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, thải nhiều chất thải gây áp lực lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng ISO 14.000 về môi trường, áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn còn rất thấp, chưa được phổ biến rộng rãi.
Theo Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã đề ra 38 nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó BĐKH. Trong đó, có 7 nhiệm vụ, dự án đặc thù để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, gồm: Kiểm kê khí nhà kính và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính; Xây dựng và phổ biến mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong hộ gia đình, doanh nghiệp; Thí điểm sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo cho phương tiện xe buýt trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng và xây dựng hệ thống trạm cấp nhiên liệu; Xây dựng trạm phát điện mặt trời 50 kWp tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải; Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai nhân rộng ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng vào các hạng mục chiếu sáng, báo hiệu giao thông; Xây dựng kế hoạch hành động giảm phát thải các bon hướng tới xã hội các bon thấp.
Cũng theo lãnh đạo Sở TN&MT thành phố, năm 2022, thành phố sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020; tập trung thu hút đầu tư các dự án khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch (dự án điện khí sử dụng LNG, điện gió, dự án xử lý rác bằng công nghệ đốt rác phát điện). Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện địa phương, trên cơ sở hỗ trợ tài chính và công nghệ của các nước và tổ chức quốc tế; ưu tiên thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng; đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp. Công khai thông tin về ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu vực bị ô nhiễm để người dân biết, cùng giám sát, đặc biệt là vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội.
Hàng loạt nhà máy xi măng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2022
Theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, ngành Xây dựng là một trong 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Quyết định nêu rõ, có 6 lĩnh vực phải kiểm kê khí nhà kính gồm năng lượng; giao thông vận tải (Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải); xây dựng (Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng); các quá trình công nghiệp (Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozon; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác); nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; chất thải (Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải).
Các đơn vị phải thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính thuộc ngành xây dựng thuộc các nhóm ngành nghề, loại hình kinh doanh gồm: sản xuất xi măng, khách sạn, thương mại dịch vụ, tòa nhà văn phòng - trụ sở và tòa nhà hỗn hợp.
Trong số đó, nhóm sản xuất xi măng dẫn đầu với 50 đơn vị xi măng; tiếp đến là 22 doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ, 15 khách sạn, 9 tòa nhà hỗn hợp và 8 tòa nhà văn phòng - trụ sở.
Với nhóm sản xuất xi măng, hiện Hà Nam là tỉnh dẫn đầu với 5 đơn vị gồm: Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy xi măng Hoàng Long, Nhà máy xi măng Thành Thắng, Nhà máy Xi măng Vissai Hà Nam, Nhà máy Xi măng Xuân Thành.
Tiếp đến nhóm các địa phương có 4 doanh nghiệp góp mặt trong danh sách này là: tỉnh Hải Dương với Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy Xi măng Phú Tân, Nhà máy Xi măng Phúc Sơn, Nhà máy Xi măng Thành Công 3; tỉnh Thanh Hóa có Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy Xi măng Công Thành, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn 2.
Cả 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Bình cùng có 4 đơn vị góp mặt trong danh sách này gồm: Nhà máy Xi măng Tân Thắng, Nhà máy Xi măng Sông Lam 1, Nhà máy Xi măng Sông Lam 2, Nhà máy Xi măng Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai (Nghệ An); Nhà máy Xi măng Áng Sơn 1, Nhà máy Xi măng Vạn Ninh, Nhà máy Xi măng Văn hóa, Nhà máy Xi măng Sông Gianh (Quảng Bình).
Nhóm các địa phương có 3 doanh nghiệp sản xuất xi măng phải thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính năm nay gồm: Tỉnh Hòa Bình với Nhà máy Xi măng Trung Sơn, Nhà máy Xi măng X18, Nhà máy Xi măng Vĩnh Sơn. Cùng đó là tỉnh Thái Nguyên với Nhà máy Xi măng La Hiên, Nhà máy Xi măng Quán Triều, Nhà máy Xi măng Quang Sơn...
Hiện, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Luật Bảo vệ môi trường, rà soát danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cập nhật danh mục theo quy định.
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính quy định và chủ động cung cấp thông tin liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát tổng lượng tiêu thụ năng lượng, công suất hoạt động. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, cập nhật vào danh mục.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.