Nam thanh niên thuộc đối tượng nghi nhiễm F1, Covid - 19 trên tàu QN - 5626 về quê tự cách ly thì bị phát hiện, đưa đi cách ly, lấy mẫu phẩm xét nghiệm.
Theo đó, đối tượng nghi nhiễm F1 là anh N.X.G (SN 1992, trú tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng). Anh G. là nhân viên trên tàu QN - 5626, hoạt động trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (tàu có ca dương tính với Covid-19 về Việt Nam từ chuyến bay VN 0054).
Ngày 6/3, anh G. từ tàu QN - 5626 lên bờ, đi nhờ xe từ Quảng Ninh về quê tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ. Do chưa biết trên tàu có du khách dương tính với Covid - 19, anh G. về nhà tiếp xúc với nhiều trong gia đình. Ngày 7/3, nắm được thông tin có người trên tàu nhiễm Covid - 19 anh G. mới tự cách ly tại nhà.
Ngay sau khi nắm được thông tin, các cơ quan chức năng huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng đã yêu cầu anh G. và những người có liên quan thực hiện cách ly theo quy định, báo cáo sở Y tế TP. Hải Phòng chuyển anh G. đi cách ly tập trung và thực hiện phun khử trùng toàn bộ khu vực nhà anh G. Đồng thời, cơ quan chức năng huyện Kiến Thuỵ tiếp tục rà soát các trường hợp liên quan để phân loại, tổ chức cách ly theo quy định.
Hiện, anh G. đã được lấy mẫu để xét nghiệm Covid - 19, đối tượng nghi nhiễm F2 từ anh G. đã được cách ly.
Được biết, trong thời gian tự cách ly sức khoẻ của anh G. không có biểu hiện bất thường. Dự kiến ngày mai sẽ có kết quả xét nghiệm của anh này.
Trao đổi với PV một số thông tin về trường hợp anh G., ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đề nghị xin thông tin cụ thể, số điện thoại để cho cán bộ kiểm tra sau đó sẽ thông tin lại.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.