Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng có 10 huyện, 2 thành phố (Đà Lạt và Bảo Lộc), dân số hơn 1,2 triệu người, có 1 huyện nghèo và 73 xã thuộc vùng khó khăn; nơi đây cũng nổi tiếng với những cao nguyên như Di Linh, Lang Biang, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000m, cũng là nơi có nhiều thung lũng nhỏ bằng phẳng, với những cánh đồng, đồi đất màu mỡ phù hợp với phát triển cây trái đặc sản...
Thực hiện chương trình “Mục tiêu giảm nghèo” của tỉnh Lâm Đồng, trong những năm qua, các cấp chính quyền luôn quan tâm đến nhiệm vụ này và đạt được những kết quả khả quan. Với việc triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã có những đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,31% (năm 2012) xuống còn 2,75% (cuối năm 2014) và dự kiến giảm xuống dưới 2% (năm 2015).
Với mạng lưới giao dịch tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt 2.299 tỷ đồng, với gần 100.000 hộ vay còn dư nợ. Đặc biệt, yếu tố chất lượng tín dụng của chi nhánh rất được chú trọng và đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,34%. Đến nay, đã có trên 2.100 hộ nghèo, 7.200 hộ cận nghèo được vay vốn; tạo việc làm và tăng thêm việc làm cho gần 700 lao động; trên 5.000 HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng 6.191 công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn…
Xin giới thiệu một số hình ảnh về sự đổi thay trong cuộc sống vật chất, tinh thần người dân Lâm Đồng nhờ sự giúp sức của đồng vốn tín dụng chính sách:
Chị Mai Thị Hường (Đa Rsai-Đam Rông) vay 30 triệu đồng chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để cải tạo, thâm canh 1.200 cây càphê giống mới catimo.
Với 20 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm, gia đình anh chị Phí Thị Chất và Nguyễn Văn Bính ở thông Trung Tâm (Phi Liêng-Đam Rông) đã đầu tư cải tạo vườn đồi trồng càphê và chăn nuôi lợn thịt cho hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Hoàng Dũng Quyết ở thôn Tân Liên (Tân Định-Đức Trọng) vay 20 triệu đồng chương trình hộ gia đình sản xuất KD tại vùng khó khăn để đầu tư nhà lưới trồng cà chua cho thu nhập cao.
Cùng địa chỉ với chị Cil Múp KChương, gia đình chị Rơ Ông Kương cũng được vay 20 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm đầu tư trồng rau sạch cho thu nhập ổn định.
Vay được vốn ưu đãi từ chương trình hộ cận nghèo, gia đình chị Cil Múp KChương, dân tộc Cil ở xã Lát, huyện Lạc Dương đã mua ngay nguyên liệu phục vụ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Nhiều mô hình trồng rau sạch cho hiệu quả kinh tế cao ở Đức Trọng cũng được duy trì, phát triển từ nguồn vốn chính sách.
Trần Ngọc Hải