Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 21 tháng 4 năm 2018 | 23:39

Hồ Kẻ Gỗ, công trình vĩ đại của người dân Hà Tĩnh

Hồ Kẻ Gỗ là hồ chưa nước nhân tạo tại địa phận của 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê; hiện là hồ nước lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh.

Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm cách thành phố Vinh 70 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về.
 
Lúc bấy giờ, người Pháp xây dựng một số hồ chứa ở khu vực miền Trung, trong đó có bara Cẩm Tràng. Tuy nhiên, công trình này dẫn đến hệ lụy là gây ngập nặng trên diện rộng, nên người Pháp lên quyết tâm làm hồ Kẻ Gỗ như một dự án để bù đắp và tiến hành khảo sát, dự kiến làm trong vòng 20 năm, với sức chứa lòng hồ 85 triệu mét khối nước. Họ thiết kế và bắt đầu thi công một số hạng mục thì chiến tranh Đông Dương nổ ra nên bị bỏ dở.
 
Năm 1957, trong cuộc nói chuyện với người dân Nghệ Tĩnh, thấu hiểu lòng dân mong chờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phải lục hồ sơ hồ Kẻ Gỗ, nghiên cứu trước để khi có thời cơ mà xây dựng”. Đến năm 1971, trong một lần công tác ở Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Linh, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đã làm việc với Bộ trưởng Thủy lợi Hà Kế Tấn về xây dựng hồ Kẻ Gỗ. Bộ Thủy lợi sau đó trình hồ sơ lên Ban bí thư, Hội đồng Chính phủ xin tiến hành xây dựng hồ Kẻ Gỗ và được chấp thuận.
20180421_100301.jpg
20180421_100627.jpg
Hiện hồ Kẻ Gỗ là hồ nước lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh

 

Đến ngày 26/3/1976, khi đất nước thống nhất, công trình mới được các nhà thủy lợi Việt Nam thiết kế, thi công và có tên là hồ Kẻ Gỗ. Tại buổi lễ, ba quả mìn nổ đanh tai tạo nên cột khói bốc cao hàng chục mét làm tín hiệu. Ngay sau đó, hàng nghìn thanh niên tràn ngập công trường "tay anh phá đá, tay em đào sỏi"...

Phương án ban đầu cho hồ Kẻ Gỗ là hoàn thành trong 10 năm, sau rút xuống còn 6 năm, rồi 3 năm. Để đáp ứng yêu cầu thời gian, nhà chức trách phải đưa những cỗ máy nặng ba bốn chục tấn vào công trường; xây dựng 3 vạn mét vuông nhà ở cho công nhân; huy động một vạn mét khối sỏi trong quý 1 năm 1976 để phục vụ cho xây lắp. Thường xuyên trên công trường có 10 nghìn đội viên thủy lợi, hàng chục nghìn lượt người huy động đột xuất từ các hợp tác xã, khu phố, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội. Tới ngày 3/2/1979, hồ Kẻ Gỗ làm lễ mở nước đợt đầu. Hàng nghìn nông dân ở hai huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà bất chấp mưa phùn, giá rét kéo nhau ra hai bên bờ kênh để đón dòng nước ngọt tươi mát sau bao ngày mong đợi. Đến năm 1983 thì toàn bộ hệ thống được đưa vào sử dụng.
20180421_101337.jpg
20180421_101553-1.jpg
Đặc biệt, đến với hồ Kẻ Gỗ, du khách có thể thăm, dâng hương và ãn cảnh tại đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

 

Hồ dài gần 30 km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ với sức chứa hơn 300 triệu m³ nước. tưới cho gần 17.000 ha lúa, màu, vùng đất thuộc huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh.
 

Để nói về quá trình xây hồ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sáng tác bài hát "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ" 

Ngoài thủy lợi, khi du khách đến nơi đây có thể dừng chân ở một ốc đảo, dựng lều cắm trại bên bờ hồ Kẻ Gỗ, thỏa thích đắm mình trong làn nước mát hay thử tài câu cá hồ Kẻ Gỗ.

Ngành du lịch Hà Tĩnh đang xúc tiến lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống các dịch vụ để xây dựng nơi đây thành một khu du lịch sinh thái tổng hợp với nhiều loại hình giải trí như đua thuyền, lướt ván, leo núi, câu cá, cùng các khu thể thao tennis, cầu lông, bóng chuyền, xây dựng vườn thú, vườn chim, vườn cây cảnh. Kẻ Gỗ luôn mang nặng ân tình với những người con đi xa cũng như để lại những ấn tượng mặn mà cho ai một lần đến thăm./.

Minh Tuấn
Ý kiến bạn đọc
Top