Ngày 27/4 (tức 21-3 âm lịch), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa khai mạc Lễ hội Tháp Bà Po Nagar, hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, nữ thần Pônagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, có tên gọi đầy đủ là Yang Pô Inư Nagar. Từ khoảng từ giữa thế kỷ XVII đến nay, nghi lễ thờ cúng Mẹ xứ sở được người Chăm và người Kinh tổ chức chu đáo tại Tháp Bà Ponagar. Năm 1653, những người dân Việt từ phía Bắc, theo chúa Nguyễn vào phương Nam mở cõi, dừng chân bên cửa sông Cái (Nha Trang), tạo lập nên làng mạc, xóm thôn… Và chính họ đã mang theo phong tục thờ cúng Mẫu của người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ vào đây. Các truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu đã được ông Phan Thanh Giản, Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, tổng hợp, biên soạn và cho khắc bia dựng vào năm 1856 ở tại di tích Tháp Bà Pônagar. Các vua triều Nguyễn đã ban sắc phong cho Thiên Y Thánh Mẫu là Thượng đẳng thần.
Rất nhiều du khách Nga đến tham dự Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà Ponagar được tổ chức từ ngày 21 đến 23-3 âm lịch. Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế... Hàng năm, cứ đến dịp lễ hội, mọi người lại mang theo lễ vật, hành hương về Tháp Bà Ponaga Nha Trang, thành tâm bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người Mẹ xứ sở đã có công chỉ dạy dân lành biết cách làm ăn, sinh sống bằng nghề nông.
Lễ hội Tháp Bà Po Nagar gồm các nghi lễ chính: Lễ thay y cho tượng Thiên Y A Na Thánh Mẫu ở trong tháp chính của quần thể Tháp Bà Po Nagar, Lễ thả hoa đăng ở sông Cái Nha Trang, Lễ cầu quốc thái dân an, Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực; Tế lễ cổ truyền, Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương; Lễ Dâng hương tạ Mẫu; Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu; Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương; Lễ Dâng hương tạ Mẫu; Múa Bóng và hát Văn.
Lễ hội còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như: múa bóng, diễn tuồng...
Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như: múa bóng, diễn tuồng, trình diễn kỹ nghệ làm gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm.
Theo ban tổ chức, năm nay lễ hội Tháp Bà Ponagar thu hút khoảng hơn 100 đoàn khách đến dâng hương; dự kiến sẽ có 70.000 lượt khách hành hương và khách du lịch đến lễ hội.
Nhiều đoàn khách nước ngoài đến xếp hàng vào trong tháp để dâng hương lễ Mẫu
Khu di tích tháp Bà ở Nha Trang, nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam.
Đây là lễ hội văn hóa người Chăm lớn nhất khu vực Nam Trung bộ.
Anh Thi
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.