22/12/2024 10:42
Nhờ sự cần mẫn và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, bà Lùng Thị Thủy, dân tộc Phù Lá, ở thôn Cốc Sâm 2, xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) đã xây dựng vườn na của mình thành mô hình kinh tế hiệu quả. Từ trồng na chính vụ đến phát triển thêm na trái vụ, gia đình bà có thu nhập ổn định và bền vững trên mảnh đất khó ở vùng cao.
Theo PGS.TS. Lê Quốc Doanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, để phát triển bền vững cây ăn quả, các địa phương cần rà soát kỹ diện tích trồng cây ăn quả lâu năm, đồng thời tuân thủ, chấp hành nghiêm những chỉ đạo, quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đặc biệt, không lấy diện tích làm mục tiêu tăng trưởng cho cây ăn quả. Bám sát tín hiệu của thị trường trong và ngoài nước để tổ chức sản xuất phù hợp…
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29-1-2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đến nay, chuỗi giá trị dừa là điểm sáng nhất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nỗ lực trong xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ, mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói đối với cây dừa gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.
Huyện Di Linh (Lâm Đồng) đặt mục tiêu chiến lược phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả chủ lực tập trung phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu từng tiểu vùng sinh thái. Qua đó tạo liên kết đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả cao giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng giá trị xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu và thúc đẩy cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trên địa bàn.
Sự khắc nghiệt của mùa đông tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam luôn đặt ngành thủy sản trước những thách thức lớn. Trước nguy cơ thiệt hại do rét đậm, rét hại, các địa phương đã triển khai hàng loạt biện pháp đồng bộ để bảo vệ động vật thủy sản, đảm bảo sinh trưởng và phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng.
Với phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học dành cho giống lợn hoang dã, ông Lê Văn Hinh ở thôn Tòong Mòn, xã Đồng Tuyển (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) không chỉ thành công trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Mô hình mang về cho gia đình nguồn thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm.