Quản Bạ là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ). Địa hình chủ yếu là núi đá, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Vì vậy, trong định hướng phát triển nông nghiệp, huyện ưu tiên cho các mô hình chăn nuôi gia súc hàng hóa (chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, ngựa và dê).
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, các địa phương và ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thực tế triển khai thấy, các bên tham gia (Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân) đang gặp nhiều khó khăn, chưa có được tiếng nói chung, còn nhiều điều trăn trở cần được quan tâm, giải quyết. Ghi nhận tại Bắc Kạn.
Mùa đông năm nay đến muộn hơn so với mọi năm, song diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhằm bảo vệ đàn vật nuôi, bên cạnh sự chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật của các ngành chức năng thì người chăn nuôi cũng đã biết chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi khi thời tiết lạnh.
Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong toàn quốc đã xuất hiện dịch cúm gia cầm (DCGC), lở mồm long móng (LMLM) và “tai xanh” trên đàn gia súc; nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát lây lan ra diện rộng vào thời điểm cuối năm. Trước tình hình này, Chi cục Thú y tỉnh Bình Định đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC).