Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2015 | 11:47

Sử dụng đạm hạt xanh UREA N46TE: Hiệu quả vượt trội

Trong canh tác nông nghiệp, việc bón thừa hay thiếu đạm (urê) đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Vườn càphê sử dụng UREA N46TE của ông Nguyễn Văn Thuấn ở Di Linh, Lâm Đồng.

Bón thừa đạm khiến cây xanh tốt quá mức, thân cành yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh và côn trùng cắn phá, chưa kể đến việc lãng phí tiền bạc. Theo các nhà khoa học, có đến 60% lượng đạm bị mất đi khi bón vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 40%.

Ngoài ra, bón thừa đạm còn ảnh hưởng không tốt trên các cây trồng nhạy cảm với phân đạm như tiêu, chè, sầu riêng… Còn nếu bón thiếu đạm thì cây sinh trưởng kém, còi cọc, chậm phát triển, dẫn đến không có năng suất,...

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm, cần áp dụng kỹ thuật canh tác như tạo độ tơi xốp cho đất trước khi bón, điều chỉnh độ pH ở ngưỡng thích hợp cho từng loại cây trồng để tăng cường hấp thu dinh dưỡng nhanh, hiệu quả…

Từ giữa năm 2011, Công ty TNHH Sitto Việt Nam (thành viên của Tập đoàn Sitto Thái Lan) đã đưa ra thị trường sản phẩm phân bón tiết kiệm đạm bổ sung vi lượng Urea N46TE (nông dân thường gọi là đạm xanh hay urê xanh). Điểm nổi bật của sản phẩm này là hoạt chất N-KEEP giúp ức chế sự thủy phân đạm, hạt urê không chảy nước, giảm bay hơi, làm chậm quá trình chuyển hóa urê nên cây trồng hấp thụ lượng đạm nhiều hơn, lâu hơn so với sản phẩm urê thông thường, giúp nông dân tiết kiệm 30 lượng phân đạm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung các vi lượng thiết yếu dưới dạng CHELATE, giúp cây khỏe mạnh, góp phần tăng năng suất.

Ông Đặng Thanh Hải, Trưởng phòng Marketing, Công ty Sitto Việt Nam cho biết, hoạt chất N-Keep đã được đăng ký và bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, do Sitto tự nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công tại Thái Lan và Việt Nam.

Ông Bùi Thanh Tùng, chủ đại lý Tùng Loan tại thôn Phú Thịnh, Phú Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng) cho biết: “Tôi đã biết đến đạm xanh Urea N46TE từ cuối năm 2011, sau khi tìm hiểu, xét thấy tính năng ưu việt của sản phẩm nên đã làm đại lý bán sản phẩm. Đến nay, trên 80% nông dân trồng rau xà lách xoong tại thôn sử dụng đạm xanh Sitto. Tôi mong muốn công ty luôn giữ chất lượng như đã cam kết để nông dân có thêm nhiều vụ mùa bội thu”.

Qua sự giới thiệu của ông Tùng, chúng tôi tìm đến ông Cao Lệ (cũng ở xã Phú Hội), nông dân trồng 2,2ha xà lách xoong. Ông Lệ chia sẻ: “Được đại lý Tùng Loan giới thiệu sản phẩm mới, đạm xanh của Sitto, ban đầu tôi rất ngại vì giá cao hơn urê thường. Sau khi sử dụng thử, tôi thấy bất ngờ: Cây xà lách xoong phát triển tốt, lá dày, màu xanh đậm, cây đứng thẳng và đặc biệt là không cháy lá khi sử dụng nhiều. Thời gian xanh của thân lá kéo dài hơn ít nhất 2 tuần và lượng sử dụng ít hơn so với dùng urê thông thường”.

Không chỉ riêng ông Lệ, nhiều nông dân khác trong vùng rau xà lách xoong cũng có phản hồi tương tự.

Chị Nguyễn Thị Kim Anh ở Nghĩa Hội 5, thị trấn Thạnh Mỹ (Đơn Dương - Lâm Đồng) có 0,5ha ớt và 0,2ha cà chua, sau khi sử dụng đạm xanh N46TE chị thấy cây ớt phát triển tốt, lượng phân bón giảm 30%. “Giá tuy cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn và đặc biệt cho lợi nhuận cao hơn”, chị Kim Anh cho biết.

Anh Đoàn Văn Hảo ở thôn 7, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng cho biết, sử dụng đạm xanh Sitto cây chè phát triển đọt non tốt, búp không bị bung xòe, to mập. Thời gian bung đọt sau bón 10-11 ngày (sử dụng sản phẩm khác là 15 ngày). Một lần bón 3-4 lần hái (sản phẩm khác 1 lần bón 1 hái búp).

Ngoài các loại cây kể trên, sản phẩm đạm xanh Urea N46TE còn đáp ứng tốt yêu cầu của nông dân trồng cà phê. Ông Hoàng Huy Hiệu ở thôn 3, xã Lộc Nam (Bảo Lộc - Lâm Đồng) cho biết: “Tôi từ Hải Phòng vào Bảo Lộc mua vườn cà phê này được 5 năm, nhưng năng suất không cao. Sau khi sử dụng đạm xanh Sitto, chỉ khoảng 1 tháng là cây xanh lại, bung đọt, lá to xanh. Hơn 90% cây phục hồi tốt, năng suất ước đạt 6-7 tấn/ha”.

Hai anh em ông Phạm Văn Biên và Phạm Ngọc Bang, thôn Đa Choa, Đa Mi (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) chia sẻ: “Năm nay anh em tôi chỉ sử dụng phân bón của Sitto Việt Nam, đặc biệt là sử dụng urê xanh giúp cây xanh tốt, lá dày, thời gian xanh kéo dài, giảm hẳn sâu bệnh. Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm rất nhiều. Năm 2014 chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cả vườn 1,5ha là 70 triệu đồng nhưng năm 2015 chỉ còn 40 triệu đồng”.

Theo anh Nguyễn Hữu Phong, chủ đại lý Phong Hương, huyện Đơn Dương: Dùng đạm hạt xanh Urea N46TE có nhiều cái lợi: Chất lượng sản phẩm rất tốt; lượng phân bón sử dụng ít hơn; hiệu quả sử dụng của đạm xanh Urea N46TE cao gấp 2-3 lần đạm thường; sử dụng đạm xanh Urea N46TE giúp giảm sâu bệnh cho cây trồng, giảm tác hại đến rễ và lá; giảm sự thất thoát đạm nên góp phần bảo vệ môi trường; giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cũng gọi là đạm xanh nhưng chất lượng không đảm bảo. Bà con nông dân hãy cảnh giác, nên lựa chọn đạm xanh Urea N46TE của Sitto Việt Nam.

Quang Minh

 

Thông tin về sản phẩm, bà con liên hệ các đại lý bán hàng hoặc Công ty Sitto Việt Nam theo số hotline

(08) 222.97.399, hoặc truy cập

website www.sittovietnam.com

Vườn càphê sử dụng Urea N46TE

của ông Nguyễn Văn Thuấn ở Di Linh, Lâm Đồng.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top