Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 8 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024 | 9:38

Thanh niên Tày làm giàu từ nuôi chim bồ câu

Sau khi thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau không hiệu quả, Lý Văn Huân ở ấp Suối Binh, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) quyết định gắn bó với chim bồ câu.

Theo anh Huân, đây là loài chim có khả năng nhân giống nhanh, đầu ra ổn định, diện tích chăn nuôi nhỏ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ nuôi chim bồ câu, gia đình anh có nguồn thu ổn định.

Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu

Năm 2019, sau khi tìm hiểu cách nuôi cũng như thị trường tiêu thụ chim bồ câu trên địa bàn, anh Huân quyết định đầu tư chuồng trại, nuôi 200 cặp chim bồ câu. Là thanh niên dân tộc Tày, anh chăm chỉ học hỏi, tích lũy kiến thức mới trên sách báo, internet. Đến nay, anh Huân đã nhân giống thành công 800 cặp chim bố mẹ, chủ yếu là bồ câu lai Pháp và Titan Thái. Đây là 2 giống bồ câu siêu thịt, trọng lượng nặng hơn bồ câu ta 200-300g. Bồ câu lai Pháp có lông màu trắng, đen, con trưởng thành nặng khoảng 400g; bồ câu titan Thái lông màu xám đá, nặng 500-600g.

Mỗi năm, anh Lý Văn Huân thu về hơn 200 triệu đồng từ bán bồ câu thương phẩm.

Huân cho hay: “Bồ câu titan được tiêu thụ mạnh hơn bồ câu lai Pháp, vì lượng thịt nhiều. Các nhà hàng, quán nhậu thường đặt mua bồ câu siêu thịt. Hiện trang trại của tôi vẫn chưa đủ số lượng để cung cấp”.

Trang trại nuôi bồ câu của gia đình anh Huân được xây dựng trên khu đất cao, thoáng mát, diện tích khoảng 300m2, mái lợp tôn, xung quanh rào lưới kết hợp che bạt. Bồ câu nuôi 4-6 tháng sẽ đẻ lứa đầu tiên. Mỗi năm chim bồ câu đẻ 8-9 lứa, mỗi lứa 2 trứng. Sau khi ấp khoảng 18 ngày, trứng nở ra chim con. Thời gian từ khi nở đến 20 ngày tuổi, chim bồ câu ra ràng có trọng lượng khoảng 300g, xuất bán với giá 65-70 ngàn đồng/con. Mỗi tháng anh xuất bán khoảng 700 con,  trừ chi phí, lợi nhuận thu hơn 20 triệu đồng. Ngoài bán bồ câu thịt, anh còn cung cấp con giống, giá bán mỗi cặp từ 300-500 ngàn đồng.

Anh Huân cho biết: Đầu ra của chim bồ câu thịt hiện nay tương đối ổn định. Vì đã nuôi lâu năm nên có nhiều mối tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng, quán nhậu. Có khi nhà hàng đặt mua vài trăm con, nhưng trang trại không có đủ số lượng để cung cấp.

Sau nhiều năm nuôi bồ câu, Huân nhận thấy đây là loài chim dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao, người nuôi cần tuân thủ nghiêm các điều kiện về vệ sinh môi trường và theo dõi sự phát triển của đàn chim từ khi đẻ, ấp trứng cho đến trưởng thành. Thức ăn của chim bồ câu chủ yếu là những loại ngũ cốc tự nhiên, cám, gạo, bắp, đậu... Bồ câu ăn rất ít, lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.

Anh Huân thường ghi chép thời gian sinh sản,  ấp trứng để ghép chim non cho từng cặp chim bố mẹ. Trong thời gian lấy trứng cho vào máy ấp, cần cho chim bồ câu bố mẹ ấp trứng giả, đảm bảo chim bố mẹ có trên 12 ngày ấp trứng. Sau khi trứng nở thì ghép con non với bố mẹ. Khi bồ câu ra ràng khoảng 30 ngày tuổi, tiếp tục phân loại chim trống, mái để ghép đôi phục vụ việc sinh sản.

Nhân rộng mô hình

Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến - Nguyễn Quang Thiên cho biết: “Trên địa bàn xã có vài hộ nuôi chim bồ câu nhỏ lẻ, chỉ có anh Huân nuôi quy mô lớn. Thực tế cho thấy, nuôi chim bồ câu tốn ít công chăm sóc, chi phí đầu tư không quá lớn, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian qua, các hội, đoàn thể đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Và mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Huân đang được nhiều hộ dân tham quan, học hỏi để nhân rộng.

Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện nay, trang trại của anh Huân vẫn chưa có đủ số lượng để cung cấp cho thị trường. Trong tương lai, anh Huân dự tính mở rộng trang trại và tăng đàn lên gấp đôi. Theo anh Huân, đây là mô hình chăn nuôi thích hợp với những hộ dân ít đất. Từ khi khởi nghiệp nuôi chim bồ câu đến nay, anh Huân đã để dành được số vốn kha khá, nuôi các con ăn học và xây dựng được căn nhà mới khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.

Thùy Linh
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top