Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp vừa có thông báo ghi nhận Công ty TNHH Nông Sản Chú Chín, đã được Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” thẩm định và đủ điều kiện được ghi nhận vào danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài.
Xoài Cát chu Cao Lãnh. Ảnh: lehoixoai.vn
Công ty TNHH Nông Sản Chú Chín (địa chỉ: Quốc lộ 30, ấp Mỹ Thới, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có diện tích trồng xoài là 15,4 ha, với sản phẩm Xoài cát chu quả tươi, được trồng tại các xã: Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh). Vùng thu mua Xoài tại: xã Mỹ Xương, xã Mỹ Hội, xã Bình Hàng Trung, xã Bình Hàng Tây, xã Mỹ Long, xã Bình Thạnh, xã Mỹ Thọ, thị trấn Mỹ Thọ, xã An Bình (huyện Cao Lãnh) và xã Tịnh Thới, xã Tân Thuận Đông, xã Tân Thuận Tây, xã Hòa An, phường 6, phường 11 (thành phố Cao Lãnh).
Tính đến nay, có 03 tổ chức được Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm Xoài gồm: Công ty TNHH Westernfarm, Công ty TNHH Nông sản sạch T&H, Công ty TNHH hạn Nông Sản Chú Chín.
Theo Quy chế quản lý Chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài của tỉnh Đồng Tháp, mục tiêu quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm đảm bảo việc sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp cho các chủ thể đủ điều kiện sử dụng; ngăn chặn và xử lý các hành vi sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài.
Theo Điều 6 của Quy chế, tổ chức, cá nhân được sử dụng Chỉ dẫn địa lý khi đáp ứng các điều kiện: Có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm xoài có xuất xứ từ thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo Điều 4 của Quy chế này; Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm xoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Được tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý ghi nhận quyền sử sụng bằng thông báo ghi nhận; Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo khoản 2 Điều 8 Quy chế này.
Mê nông nghiệp, lão nông Nguyễn Hữu Công (Sáu Công) ở ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú đã đem chanh dây ghép với gốc nhãn lồng (cây lạc tiên) cho ra cây chanh dây ngọt “độc nhất, vô nhị” tại tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, chanh dây ngọt mang tên “Sáu Công” nổi tiếng khắp tỉnh, thành trong cả nước và mang về cho ông Sáu Công thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm.
Thành phố Hội An (Quảng Nam) những năm qua đã nổi lên như một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch trải nghiệm. Việc tích hợp nông nghiệp và du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu nhập mới cho người dân mà còn xây dựng một mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Trong đó, vườn rau thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh là một ví dụ điển hình.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.