Ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc vừa trải qua “cơn ác mộng” do bão số 3 gây ra. So với các địa phương khác, Bắc Ninh thiệt hại ít hơn, nhưng người làm nông vẫn một phen lao đao.
Thi đua sản xuất VAC giỏi
Thời gian qua, Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh (trước đây là Hội Làm vườn tỉnh Bắc Ninh) tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên thi đua sản xuất VAC giỏi.
Điển hình là anh Nguyễn Xuân Văn ở khu phố Nghi An, phường Trạm Lộ, thị xã Thuận Thành. Năm 2007, anh thuê 2,6 ha đất công ích của địa phương để nuôi cá nước ngọt. Trong quá trình thực hiện, anh thỏa thuận với các gia đình liền kề chuyển đổi 0,4ha đất ổn định về gần khu vực thuê đất để xây dựng mô hình nuôi cá. Với tổng diện tích 3ha, anh Văn tiến hành cải tạo và đắp bờ khoanh vùng thành 4 ao (2ha), trong đó có 2 ao lớn và 2 ao nhỏ; còn bờ bao, vườn trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Sau nhiều năm nuôi cá nước ngọt, hiện anh tập trung nuôi 3 loại: rô phi, trắm cỏ và chép. Anh nuôi ghép các loại cá nước ngọt trong ao theo tỷ lệ: 70% rô phi, 25% trắm cỏ và chép, 5% cá khác. Cá nuôi ghép trong ao phải là những loài có đặc tính ăn khác nhau và sống tầng nước khác nhau để không cạnh tranh và tận dụng thức ăn thừa của nhau, đồng thời hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Sau 7 tháng nuôi, tiến hành thu hoạch, cá rô phi đạt 1 kg/con, cá trắm cỏ 2,5 kg/con, cá chép 1,5 kg/con.
Bình quân trong 3 năm gần đây, mỗi năm gia đình anh thu hoạch khoảng 50 tấn cá rô phi, 20 tấn cá trắm cỏ và cá chép. Cứ sau 7 tháng nuôi thì thu hoạch 1 lần, thậm chí một năm có thể thu 2 lần. Với giá bán hiện nay cho các cơ sở kinh doanh (cá rô phi 35.000 đồng/kg; cá trắm cỏ 55.000 đồng/kg; cá chép 45.000 đồng/kg), trừ chi phí, anh Văn thu lãi 7.000 -10.000 đồng/kg. Riêng năm 2023, anh thu lãi trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, anh Văn còn có nguồn thu trên 100 triệu đồng từ nuôi gà, ngan, trồng bưởi da xanh trên bờ bao vườn.
Anh Thanh (thứ 3 từ trái sang) giới thiệu về cam đường Canh.
Ở thị xã Thuận Thành còn có anh Đỗ Duy Thanh (thôn Yên Nhuế, xã Nguyệt Đức) với mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Thanh cho biết, năm 2017, anh thuê hơn 4ha đất, trong đó có 0,8ha đất công ích, còn lại là của các hộ dân, rồi chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, với mức thuê 700.000 đồng/sào/năm (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Anh quy hoạch hơn 2ha để trồng cây cam đường Canh, hơn 1ha trồng ổi, còn lại trồng cam Vinh và một số cây ăn quả khác. Những năm đầu anh cũng gặp nhiều khó khăn nhưng từ năm thứ 3 cam bắt đầu cho thu hoạch, tuy nhiên, vườn cam chỉ cho thu hoạch 6-7 tấn quả, đến năm 2023 tăng lên trên 30 tấn.
Khu trồng cam đường Canh của anh Thanh có hơn 2.000 gốc; mỗi năm luân phiên có khoảng 1.000 gốc cho thu quả. Năm 2023, sản lượng cam Canh và cam Vinh đạt trên 30 tấn, giá bán cam Vinh 20.000-25.000 đồng/kg, cam đường Canh 30.000 - 35.000 đồng/kg. Với chất lượng quả tốt, sản phẩm cam của gia đình anh Thanh được chứng nhận VietGAP và được các tiểu thương đến tận vườn thu mua.
Ngoài ra, hơn 1 ha trồng ổi cũng tạo nguồn thu thường xuyên trong năm, cứ 10 ngày ổi cho một đợt thu hoạch, mỗi lần thu được 400-500 kg, giá bán tại vườn 15.000 - 20.000 đồng/kg. Mô hình ngày càng hiệu quả, tạo nguồn thu ổn định, trừ chi phí, cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm. Anh Thanh tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên, 10 lao động thời vụ, với thù lao 220.000 đồng/người/ngày, thợ kỹ thuật 500.000 đồng/người/ngày.
Giúp đỡ hội viên ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất
Chia sẻ về hậu quả do bão số 3 gây ra và định hướng những tháng cuối năm, Phó Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh Vũ Văn An cho biết, bà con thiệt hại nhiều quá, rất khó khăn, nhưng vẫn phải cố gắng khôi phục vườn cây, ao cá, chuồng trại.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Bắc Ninh, tổng số nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp bị tốc mái, hư hỏng trên địa bàn tỉnh là 80.000m2, trong đó Thuận Thành 27.000m2, Yên Phong 5.000m2, Gia Bình 39.000m2, Tiên Du 2.000m2, Quế Võ 7.000m2.
Nhiều diện tích trồng chuối bên triền sông Đuống đã bị bão Yagi phá hủy.
Bão số 3 cũng làm đổ, ngập úng 8.209 ha lúa, 555,3ha rau màu bị thiệt hại. Trong đó, nhiều diện tích chuối trồng ở bãi sông Đuống đang cho trái, chuẩn bị thu hoạch từ tháng 9 đến Tết, bị đổ rạp, người dân thất thu nhiều tỷ đồng.
Để khắc phục hậu quả và tiếp tục phát huy kết quả đạt được, trong quý IV/2024, các cấp Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh sẽ chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên, nông dân về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bắc Ninh liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát động phong trào thi đua trong cán bộ, hội viên chào mừng các này lễ lớn của dân tộc.
Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên thực hiện Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh Bắc Ninh quy định về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, Chương trình OCOP và ngành nghề nông thôn. Giúp chủ trang trại, doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để được hỗ trợ theo Nghị quyết 07.
Tuyên truyền và vận động chủ trang trại và hội viên tìm hiểu về Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn hội viên các thủ tục cần thiết để thành lập hợp tác xã.
Phát động phong trào thi đua trong các cấp Hội và hội viên lập thành tích chào mừng Đại hội Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhiệm kỳ III, Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam nhiệm kỳ VIII.
Tổ chức quyên góp giúp đỡ vật chất, vật tư nông nghiệp giúp hội viên ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất sau bão số 3.
Tổ chức kết nạp hội viên, thành lập chi hội chuyên ngành, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất và dịch vụ thương mại VAC, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng giao lưu, ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế.
Các chuyên viên của tỉnh Hội trực tiếp chỉ đạo các huyện và thành Hội phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các xã, phường, thị trấn về quy trình, thủ tục thành lập mới Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các xã, phường và thị trấn. Chỉ đạo các cấp Hội hoàn thành thành lập mới Hội Nông nghiệp và PTNT ở các xã, phường, thị trấn trong năm 2024.
Các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nhất là chủ trang trại, gia trại, đầu tư mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất VAC theo chuỗi giá trị sản phẩm; tích cực liên doanh, liên kết 6 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông, nhà băng và nhà báo).
Xây dựng các mô hình trình diễn, nhân rộng các điển hình sản xuất VAC tiêu biểu.
Ông An nhấn mạnh, Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh sẽ cùng các cấp Hội địa phương phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2024.
Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông vừa phối hợp với Ban quản lý dự án Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng (dự án iLandscape), Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) và Công ty JDE Peet's tổ chức Hội thảo thúc đẩy diễn đàn ngành hàng cà phê tuân thủ EUDR và kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh này.
Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá niên vụ 2024 - 2025, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đề nghị các địa phương tiến hành rà soát hiện trạng vùng sắn dự kiến để giống cho niên vụ mới, tuyệt đối không sử dụng hom giống sắn từ các vùng bị nhiễm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về việc mua, bán, vận chuyển giống sắn.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.