Sáng 18/9, UBND huyện Bình Sơn tổ chức Hội nghị khởi động dự án Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven bờ biển huyện Bình Sơn, gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng do chương trình phát triển Liên hợp quốc, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ.
Dự án Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven bờ biển huyện Bình Sơn gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt. Dự án do Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ thuộc Qũy môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 2 tỷ đồng, trong đó, Quỹ môi trường toàn cầu tài trợ gần 1,2 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ các nguồn khác.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND huyện Bình Sơn, lãnh đạo các sở, ngành, các phòng, ban đơn vị liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các tổ chức, trường đại học trong và ngoài tỉnh.
Bình Sơn có nghề khai thác hải sản rất phát triển, nổi tiếng cả nước, có tổng số lượng tàu thuyền là 1.197 tàu, tổng công suất 324.212 CV, tổng số lao động tham gia khai thác hải sản là 9.476 người. Ngoài khai thác thuỷ sản truyền thống, nghề thu hoạch rong mơ được hình thành và phát triển 10 năm trở lại đây, rong mơ có đặt tính nổi trội có thể làm nước giải khát, thuốc và làm thức ăn cho động vật biển nền đáy ở một số nơi nuôi trồng loại hải sản này.
Diện tích bãi rong mơ hiện nay theo quan sát của người dân vào khoảng 250ha vào trước ngày khai thác; còn sau ngày được phép khai thác chỉ trong vòng 7-15 ngày sau thì hoàn toàn biến mất. Điều này sẽ dẫn đến hệ luỵ các loài cá không còn nơi trú ngụ và động vật nền đáy cũng thiếu nguồn thức ăn từ rong mơ.
Việc khai thác rong mơ tăng về cả số lượng người tham gia và sản lượng khai thác hàng năm gây suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái biển, hệ luỵ hiển nhiên là nguồn hải sản càng thêm cạn kiệt, ngư dân phải vươn khơi rất xa, phải sắm tàu - máy lớn và gây ra chi phí rất lớn, một số ngư dân không bám trụ được nghề biển, cùng với gia đình, người thân nhàn rỗi trên bờ lại quay về khai thác rong mơ theo vòng luẩn quẩn và nguồn hải sản đi vào quỹ đạo cạn kiệt.
Vào những năm có thời giá cao, rong mơ được khai thác ồ ạt và rất sớm (còn non) tạo ra sinh khối thấp và chưa kịp sinh sản, làm suy giảm đến hệ sinh thái.
Rất nhiều ngư dân đã nhận ra mối liên hệ giữa rong mơ và nguồn lợi thuỷ sản, nếu rong mơ được bảo vệ và khai thác hợp lý, bền vững không những thu nhập của họ được ổn định mà nguồn lợi thuỷ sản cũng được cải thiện.
Các xã Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và Bình Châu thuộc vùng ven biển huyện Bình Sơn có vùng rong mơ tự nhiên tương đối lớn. Những năm qua, hoạt động khai thác rong mơ trên địa bàn huyện Bình Sơn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tại địa phương.
Khai thác rong mơ tận diệt gây suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái biển…
Tuy nhiên, việc khai thác rong mơ không đúng quy định như hiện nay đã gây suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái biển, làm cạn kiệt nguồn hải sản. Vì vậy, việc triển khai dự án Bảo vệ, khai thác và phát triển rong mơ khu vực các xã ven bờ biển huyện Bình Sơn gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.
Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 9/2024 đến hết tháng 10/2025 với 3 mục tiêu cụ thể là truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn rong mơ và hệ sinh thái biển ven bờ, góp phần đa dạng sinh học, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ hải sản. Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng. Xác lập các mô hình sinh kế dựa trên nguyên tắc bảo vệ và khai thác bền vững rong mơ và hệ sinh thái biển. Hình thành các tổ chức và phương thức tổ chức hoạt động để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn các hành vi khai thác thiếu bền vững dựa trên cơ chế đồng quản lý.
Tại hội nghị, các đại biểu của các sở, ban ngành và các nhà khoa hoc đã có những tham luận, nhằm góp phần nâng cao ý nghĩa và thành công của dự án.
Ký kết quy chế phối hợp thực hiện đồng thuận với các mục tiêu và hoạt động của dự án.
Tại hội nghị, các cơ quan đoàn thể, các đồn biên phòng và 4 xã ven biển nằm trong vùng dự án của huyện Bình Sơn đã thực hiện ký kết quy chế phối hợp thực hiện đồng thuận với các mục tiêu và hoạt động của dự án.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.