Năm 2024, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, ngành nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn.
Năm 2024, đặc biệt là trong những tháng cuối năm ngành nuôi tôm đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
Đây là khẳng định của Cục trưởng Thủy sản Trần Đình Luân tại “Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả”, do Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức ngày 31/10.
Ngành nuôi tôm đối mặt nhiều khó khăn thách thức
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng chia sẻ: “Cà Mau có diện tích nuôi tôm trên 280 nghìn ha, với nhiều loại hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp với tôm - lúa, tôm - rừng, sản lượng thu hoạch bình quân hằng năm trên 280 nghìn tấn, riêng kế hoạch năm 2024 là 243 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu hằng năm trên 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận cho doanh nghiệp và người nuôi tôm rất thấp, đây là những thách thức lớn cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau”.
Theo ông Bằng, trong 10 tháng năm nay, sản lượng tôm nuôi trên 200 nghìn tấn, đạt 82,30% so kế hoạch, tăng 2,02% so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 968 triệu USD, bằng 87% so kế hoạch, tăng trên 12% so cùng kỳ. Dự báo 3 tháng cuối năm nay, điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi, dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi tuân thủ đúng quy trình nuôi từ khâu chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật, chọn con tôm giống có chất lượng tốt, thay thế hoá chất, thuốc kháng sinh bằng các sản phẩm sinh học, chọn thời điểm, kích cỡ phù hợp để thu hoạch tôm nuôi đảm bảo được lợi nhuận cao nhất. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi, chú trọng đầu tư thay thế máy móc, thiết bị động cơ sang các thiết bị sử dụng điện, sử dụng điện năng lượng mặt trời, để hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.
Đồng quan điểm trên đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, khó khăn lớn nhất của nuôi tôm nước lợ các tháng đầu năm là giá tôm nguyên liệu ở mức rất thấp, sản xuất không có lợi nhuận.
Bên cạnh đó, hiện tượng El-Nino xuất hiện làm nắng nóng gay gắt, kéo dài, làm độ mặn, nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Bên cạnh đó nguồn lao động qua đào tạo chịu làm việc trong môi trường sản xuất tại các doanh nghiệp còn khan hiếm, vì vậy việc mở rộng sản xuất cũng bị ảnh hưởng.
Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, trong các tháng đầu năm 2024, ngành tôm tỉnh này gặp nhiều khó khăn như kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ngành tôm hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ; mạng lưới giao thông đường thủy chưa được phát huy; hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng bồi lắng nhanh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhất là thời điểm mùa khô.
Ngoài ra việc phát triển nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua khá nhanh, trong khi đó việc ứng dụng và thực hiện các giải pháp xử lý nước thải, chất thải trong nuôi trồng thủy sản còn hạn chế...
Cần nhiều giải pháp để nuôi tôm hiệu quả
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thuỷ sản nhận định, vấn đề tăng năng suất và sản lượng phải song hành cùng lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp.
Theo ông Luân, hiện tại, lợi nhuận của người nuôi tôm đạt thấp do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, công tác quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi còn nhiều khó khăn.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng quan tâm đến các vấn đề như kiểm dịch chất lượng con giống, mùa vụ, mật độ nuôi…, và dự báo tình hình tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu, để nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu con tôm và thu nhập cho người nuôi tôm.
Đại diện Cục Thú y cũng cho rằng, dịch bệnh thủy sản còn diễn biến phức tạp, nhiều nước tăng cường giám sát dịch bệnh để tạo ra các hàng rào kỹ thuật, gây khó khăn cho việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhiều cơ sở không xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh tại cơ sở theo đúng yêu cầu chuyên môn, tiềm ẩn nguy cơ bị các nước cấm nhập khẩu sản phẩm thủy sản.
Do vậy, để chủ động trước các yêu cầu của các nước nhập khẩu cũng như bảo đảm hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra các cơ sở nuôi cần chủ động xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh tại cơ sở, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH).
Cục Thú y yêu cầu các cơ sở sản xuất, ương dưỡng thủy sản giống cần xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh chủ động, gắn với xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh ngân sách nhà nước hỗ trợ, đề nghị người nuôi chủ động bố trí kinh phí và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi của mình. Thực hiện nghiêm các quy định về khai báo dịch bệnh; sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm; chỉ sử dụng con giống đã qua kiểm dịch và có chất lượng tốt; quan tâm xử lý đối với nước cấp, nước thải để tiêu diệt mầm bệnh, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh hoặc phát tán mầm bệnh ra môi trường.
Ngoài ra, các địa phương cho rằng cần xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững như: GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP), nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Mặt khác, cũng cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương ứng với loại hình nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước được chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thường xuyên cảnh báo về giá cả thị trường như: giá tôm nguyên liệu; giá thuốc, thức ăn, vật tư thủy sản... đến người dân để có kế hoạch nuôi và thu hoạch đạt lợi nhuận cao.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt Quyết định số 503/QĐ-UBND về việc phát triển Đề án kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh trong năm 2024 – 2025 đặt ra bốn nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện đề án.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.