Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cao Bằng vừa phối hợp với UBND thị trấn Hòa Thuận và UBND xã Đại Sơn (huyện Phục Hòa) tổ chức hội thảo đầu bờ dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp”.
Đây là dự án thuộc chương trình dự án năm 2015 với sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, được thực hiện tại thị trấn Hòa Thuận và xã Đại Sơn với quy mô 15ha, 75 hộ tham gia.
Cán bộ khuyến nông và nông dân tham quan mô hình.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống mía Roc 22, 50% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây mía. Mô hình áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật theo đúng quy trình kỹ thuật ở tất cả các khâu.
Đến nay, sau 10 tháng triển khai, mô hình đã đạt được những kết quả nhất định. Cây mọc đều, đảm bảo mật độ, không mất khoảng cách, cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, cây cao, ít sâu bệnh, không gãy đổ. Đường kính thân cây to mập, chiều cao cây đạt khoảng 280cm, cao hơn nhiều so với các ruộng mía trồng theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong khâu làm đất nên đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện thuận lợi cho cây mía phát triển. Năng suất ước đạt 80 tạ/ha, trữ lượng đường khoảng 11%, trừ chi phí đầu tư ban đầu, mô hình cho thu lãi trên 3 triệu đồng/1.000m2.
Đại diện chính quyền 2 địa phương cho biết, đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, trước đây bà con sản xuất mía để ép đường song chỉ trồng theo kinh nghiệm truyền thống nên năng suất không cao, tốn công chăm sóc, sâu bệnh nhiều làm giảm hiệu quả kinh tế. Mô hình thực hiện cho thấy, mức đầu tư so với phương pháp trồng truyền thống tăng không đáng kể nhưng hiệu quả kinh tế thu lại tăng gấp 2 lần. Nông dân tham gia mô hình được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ và khoa học kỹ thuật mới trong cách trồng, chăm sóc cây mía thâm canh làm tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình cũng giúp chính quyền địa phương có định hướng phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Lệ Quyên
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.