UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các huyện xử lý nghiêm một số cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp trong quá trình vận hành hoạt động xả thải ra môi trường và người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm trước tỉnh nếu không… làm đến nơi đến chốn.
Vi phạm quản lý đất đai, nguyên trưởng phòng tài nguyên - môi trường huyện bị khởi tố
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Cao Yến, nguyên trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Đắk Hà (hiện là phó Ban Dân vận Huyện ủy).
Cùng bị khởi tố và bắt giam có ông Ninh Thành Luân, chuyên viên Phòng Tài nguyên - môi trường huyện. Cả hai bị khởi tố để điều tra về tội "vi phạm các quy định về quản lý đất đai", quy định tại điều 229 Bộ luật hình sự.
Theo điều tra ban đầu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Đắk Hà, từ tháng 3-2017 đến tháng 10-2018, ông Yến và ông Luân biết rõ không có căn cứ để giao đất thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá (theo quy định tại khoản 3, điều 118, Luật đất đai năm 2013) nhưng vẫn tham mưu cho UBND huyện Đắk Hà làm tờ trình đề nghị Thường trực HĐND huyện Đắk Hà cho chủ trương để thực hiện và tham mưu một số văn bản khác có liên quan trái với quy định của Luật đất đai.
Sau đó, ông Yến và ông Luân trực tiếp lập hồ sơ, tờ trình tham mưu đề nghị UBND huyện Đắk Hà giao đất ở không qua đấu giá trái quy định.
Tổng số lô đất UBND huyện Đắk Hà đã ký quyết định giao đất không qua đấu giá, không đúng đối tượng là 81 lô đất ở cho 54 trường hợp cá nhân, hộ gia đình với tổng diện tích 25.961,5m2, tổng giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền là hơn 5,8 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2017 - 2019, huyện Đắk Hà tổ chức đấu giá một lượng lớn diện tích đất không đúng quy định pháp luật. UBND huyện Đắk Hà đã có rất nhiều sai phạm trong việc cho chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở với diện tích lớn không đúng quy hoạch sử dụng đất.
Mạnh tay với các nhà máy gây ô nhiễm môi trường
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa yêu cầu UBND các huyện trên địa bàn xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhằm thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.
Tại huyện Đăk Glei, chính quyền huyện cần bố trí nguồn kinh phí, thu hút nguồn vốn xã hội hóa để xử lý dứt điểm, triệt để ô nhiễm môi trường tại bãi rác huyện Đăk Glei, thời hạn phải hoàn thành trước ngày 31/12/2022. Bãi rác này được chôn lấp sơ sài, bốc mùi hôi thối, khi có gió thì mùi hôi lan rộng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cư dân địa phương gần đó.
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Ngọc Hồi, công trình xử lý chất thải rắn y tế chưa có giấy phép hoạt động. Trong khi nguồn rác thải y tế chứa đựng nhiều mầm bệnh độc hại, cần có quy trình chuẩn, khoa học để tiêu hủy, không đưa bên ngoài chôn lấp gây ô nhiễm môi trường sống. Tỉnh Kon Tum yêu cầu bệnh viện sớm lập thủ tục để được cấp Giấy phép môi trường cho công trình.
Tại huyện Sa Thầy, sau khi nước lòng hồ thủy điện Ya Ly, một trong những công trình thủy điện trọng điểm Quốc gia, đổi màu nghi do ô nhiễm xả thải, cơ quan chức năng tỉnh đã vào cuộc, lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Mặc dù nguyên nhân ban đầu không phải do các nhà máy chế biến gỗ, nhựa, caosu xả thải nhưng chính quyền huyện Sa Thầy phải thường xuyên kiểm tra hoạt động, chất lượng nước thải của các nhà máy. Nếu phát hiện sai phạm thì kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật.
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân chây ỳ, chậm trễ trong việc thực hiện, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Dùng nguồn nước trái phép cho công trình thủy điện, bị phạt 160 triệu đồng
Vừa qua, Cơ quan chức năng ở Kon Tum phát hiện 1 công ty đã sử dụng tài nguyên nước để phát điện tại công trình thủy điện nhưng không xuất trình được các giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định.
UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Gia Nghi vì đã có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phát điện tại công trình Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB (xã Đăk Pne, H.Kon Rẫy) trái phép.
Trước đó, ngày 21/12/2021, sau khi đi kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Gia Nghi đang khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phát điện tại công trình Thủy điện Đăk Pô Ne 2AB (có quy mô công suất lắp máy 5,1 MW). Tuy nhiên công ty này không xuất trình được các giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định.
Từ đó, UBND tỉnh Kon Tum đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Gia Nghi với mức phạt 160 triệu đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhưng không có giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Công ty TNHH Gia Nghi phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời gian 10 ngày, nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.