Krông Ana là huyện thuần nông của tỉnh Đắk Lắk. Đây là huyện có truyền thống cách mạng. Krông Ana có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, trong đó sản xuất lúa nước là ngành trọng điểm trong phát triển của huyện.
Được bồi đắp phù sa của hai con sông lớn là Krông Nô và Krông Ana, với đặc thù điều kiện tự nhiên thuận lợi, việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nước nói riêng trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Huyện Krông Ana là một trong những huyện có diện tích lúa nước lớn của tỉnh Đắk Lắk với hơn 11.000ha lúa nước, tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Điền, Bình Hòa, Thị trấn Buôn Trấp và Dur Kmăl. Lúa gạo đóng góp vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện khoảng 20%.
Nhờ có khí hậu ôn hòa của vùng cao nguyên, đất đai trù phú, màu mỡ, nguồn nước dồi dào của hệ thống sông Krông Ana và Krông Nô cộng với việc người dân đi kinh tế mới từ các tỉnh có truyền thống trồng lúa nước như: Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Nam. Người nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện đã canh tác thành công nhiều giống lúa đặc sản với năng suất và chất lượng cao như: RVT, HT1, VS1, OM4900, OM6162... Trong đó, giống lúa RVT được trồng phổ biến nhất, chiếm tới khoảng 40% tổng diện tích lúa nước toàn huyện, sau đó là các giống OM4900 (20%), giống OM6162 (10%) và các giống lúa khác.
Sản phẩm gạo có xuất xứ từ huyện Krông Ana từ lâu được người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh vùng lân cận đánh giá là gạo có chất lượng thơm ngon, vị đậm, dẻo mang đặc thù của vùng đất Tây Nguyên được ưa chuộng. Thời gian gần đây, gạo Krông Ana đã trở thành thực đơn quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình trên khắp cả nước.
Việc phát triển sản xuất lúa gạo của huyện được các ban ngành liên quan của tỉnh và huyện Krông Ana quan tâm với những chiến lược mang tính lâu dài. Bên cạnh việc lựa chọn các loại giống có năng xuất cao phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, nông dân đã từng bước áp dụng cải tiến công nghệ vào sản xuất. Do đó năng suất sản xuất lúa từng bước tăng lên rõ rệt.
Với tầm nhìn xa trong việc khẳng định thương hiệu lúa gạo của địa phương,đồng thời để tăng giá trị sản xuất góp phần nâng cao thu nhập người dân, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Từ cuối năm 2017, huyện Krông Ana đã đề xuất dự án Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Krông Ana”. Đây là việc làm hết sức cần thiết để sản phẩm gạo Krông Ana có tính cạnh tranh, phát huy lợi thế, tiềm năng hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của gạo Krông Ana và thúc đẩy nền nông nghiệp của huyện phát triển đem lại cho nhập cao cho người nông dân.
Qua gần 02 năm thực hiện, ngày 01/10/2019, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 85768/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo Krông Ana”. Việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Krông Ana” giúp sản phẩm gạo của huyện khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Tạo cơ hội thuận lợi để quảng bá, xúc tiến đầu tư, phát huy lợi thế cạnh tranh để làm tăng giá trị kinh tế cho người dân tại địa phương. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhãn hiệu “Gạo Krông Ana” còn là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, dịch vụ, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Đây là bước đột phá để lúa gạo Krông Ana khẳng định được chất lượng, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu lúa gạo khác. Việc này mở ra một trang mới nhưng cũng là thách thức bởi để tìm được chỗ đứng vững chắc cho “Gạo Krông Ana” không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả một chiến lược lâu dài, đòi hỏi phải có vào cuộc quyết liệt, sự kết hợp hài hòa giữa các ban ngành, các cơ sở sản xuất với người dân. Nếu phát huy được những lợi thế, một ngày không xa, “Gạo Krông Ana” sẽ trở thành một thương hiệu khi đã sử dụng, người tiêu dùng sẽ tin tưởng sản phẩm gạo chất lượng của vùng đất Tây Nguyên anh hùng.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.