Nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), với kinh nghiệm mấy chục năm làm báo, tôi thấy, nghề báo là nghề nguy hiểm nhất trong những nghề nguy hiểm.
Nhà báo Phi Công.
1. Là tác giả của bài báo “Sông Cầu – 15 cây số ăn chơi” đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt quan tâm, chỉ đạo tỉnh Phú Yên làm rõ và xử lý thích đáng. Lúc ấy là thời điểm năm 1992, khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, với muôn vàn khó khăn, trong khi đó một số cán bộ đã cắt xén bớt tiền của các đối tượng chính sách ném vào cuộc ăn chơi ở các quán mọc lên trên đoạn đường này. Sau này, “Sông Cầu – 15 cây số ăn chơi” đã trở thành câu nói cửa miệng của nhiều tài xế xe tải đường dài mỗi khi ra Bắc vào Nam. Sức lan tỏa ấy, cùng với việc một số cán bộ bị kỷ luật, tôi đã bị các đối tượng này trực tiếp tấn công, may lúc ấy tôi đi cùng Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nên được can thiệp kịp thời.
2. Sự đấu tranh cho công lý trong thời phát triển và hội nhập cũng gây nhiều áp lực đối với nhà báo. Tôi nhớ, thời điểm năm 2004-2005, dù hoạt động tác nghiệp đơn chiếc nhưng tôi đã mạnh dạn đứng ra bênh vực sự phá hoại của chính quyền địa phương trong việc cưỡng chế nhà máy đường của Công ty TNHH Rượu Vạn Phát tại huyện Sơn Hòa để tạo điều kiện cho sự độc quyền, chèn ép người trồng mía của Nhà máy đường KCP (Ấn Độ). Tôi có thư ngỏ gửi lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề này, được Thủ tướng trực tiếp ghi ý kiến chuyển về tỉnh Phú Yên: Cần phải xem xét lại ý kiến của nhà báo!
Bằng sự đấu tranh ấy, tôi bị ghi vào “sổ đen” của Công an tỉnh Phú Yên để theo dõi mọi hoạt động của tôi. Tại báo Phú Yên, lúc ấy tôi là Trưởng phòng Phóng viên kinh tế, cũng bị Tổng biên tập đề nghị cách chức, kỷ luật Đảng, với lý do chống lại chủ trương của tỉnh.
3. Giữa năm 2015, tôi được Tổng biên tập Báo Kinh tế nông thôn Nguyễn Anh Tuấn bổ nhiệm làm Trưởng Văn phòng Đại diện báo Kinh tế nông thôn tại Phú Yên. Với vốn sống của một người làm báo chuyên nghiệp qua gần 38 năm trong nghề, tôi đã có hàng loạt bài viết trên báo Kinh tế nông thôn, chủ yếu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân về đất đai, nhà cửa. Đây là những vấn đề đang “nóng” ở nhiều địa phương nên trong quá trình tác nghiệp, có những lúc tôi phải đối mặt với nguy hiểm. Tôi nhớ, vào cuối năm 2016, trong lúc tác nghiệp tại hiện trường đang tranh chấp đất ở xã Xuân Hải, TX.Sông Cầu, có cả cán bộ địa chính xã và công an xã, tôi vừa đưa máy ảnh lên, lập tức bị hai đối tượng xông vào hành hung túi bụi, cố lấy máy ảnh. Qua gần 15 phút bị hành hung, bộ quần áo tôi đang mặc trên người bị xé toạc, tôi ngã trên nền đất cứng, trước sự thờ ơ của một số cán bộ xã.
Ngày hôm sau, tôi làm đơn tố cáo hành vi cố ý xâm phạm thân thể của người đang thực thi nhiệm vụ, được Hội Nhà báo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên, Công an tỉnh tiếp nhận và có công văn đề nghị Công an TX.Sông Cầu thụ lý, điều tra làm rõ. Qua gần 4 tháng, Công an TX.Sông Cầu mới có thông báo cho tôi là vụ việc chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nếu thấy chưa thỏa đáng thì tôi có thể khởi kiện ra tòa.
Nhân đây, tôi xin được nói thêm: Hiện nay, tôi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng, Công an xã Xuân Hải, TX.Sông Cầu đã cố ý để “chìm xuồng” vụ việc.
Tôi biết, trong quá trình tác nghiệp, tôi sẽ còn gặp nhiều trường hợp tương tự, nhưng tôi tự hứa với lòng mình sẽ luôn đứng về phía lẽ phải, bảo vệ cho tiếng nói của người dân.
Phi Công
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.