Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 2 năm 2016 | 8:36

Linh thiêng lễ hội núi Bà Đen ở Tây Ninh

Núi Bà Đen được biết đến là vùng đất tâm linh bậc nhất khu vực Nam Bộ, với nhiều hang động, đền, miếu mạo thờ thần linh, tiên, thánh, trong đó vị thần chính là Bà Đen vốn được sắc phong Linh Sơn Thánh Mẫu.

Truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu

Qua trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, TS. Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh thuộc Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, cho biết, hiện lưu truyền nhiều truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu. Truyền thuyết đầu tiên cho rằng người dân khu vực núi Một ai cũng đồn có Phật Bà hiển thánh, nhưng việc lập điện thờ Bà làm nơi cúng bái không ai làm. Sau này có tu sĩ Đạo Trung vào khoảng thế kỷ XVIII, ở trên núi suốt 31 năm khai sơn phá thạch, cho đến một ngày ông thấy Phật Bà hiện ra trên đỉnh núi, ít lâu sau tìm được cốt tượng bằng đá có chân dung Phật Bà nơi một dòng suối (gần chùa Hang bây giờ). Ông liền lập động để thờ phụng, Điện Bà có từ đó.

Điện Bà nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu

Truyền thuyết thứ hai tương truyền đất Tây Ninh ngày trước cũng như bây giờ, phần đất từ Trảng Bàng - Suối Sâu đến tận miền Tây và Tây Bắc giáp với biên giới Campuchia có người Miên sinh sống cùng người Việt rất đông. Nơi này có một gia đình người Việt gốc Miên làm quan tại địa phương, sinh được một trai một gái. Cô con gái tên Đênh khi đến tuổi dậy thì, thì có vị sư già từ Bến Cát tìm đến núi Một kiếm đất lập chùa để phụng sự Phật pháp. Khi đến Tây Ninh, vị sư già đến nhà nàng Đênh xin tá túc một thời gian để tìm đất. Cả gia đình viên quan đều mộ đạo nên ai cũng muốn nghe nhà sư thuyết pháp, nhất là nàng Đênh. Gia đình lập cho vị sư ngôi chùa Ông Tàu (do ông là người Hoa) nằm ở chân núi phía đông gần làng Phước Hội. Một thời gian sau, vị sư về lại Bến Cát, để chùa Ông Tàu cho nàng Đênh trông nom. Nàng Đênh cũng được viên quan trấn ở Trảng Bàng ngấp nghé hỏi cưới, chỉ có điều nàng Đênh chưa có bóng dáng một thanh niên nào trong lòng mà lại phát nguyện xuất gia thờ Phật. Mặc dù được cha mẹ hứa gả cho viên quan ấy, nàng không đồng ý nên đã bỏ nhà ra đi tìm nơi tu đạo cho tới khi từ giã cõi trần. Hồn bà hiển thánh về báo cho cha mẹ biết là bà tu đã đắc đạo, được thượng giới phái xuống trần cứu nhân độ thế. Bà hiển linh báo cho Nguyễn Ánh khi bôn tẩu trên núi Một trốn quân Tây Sơn những việc phải làm để giành lại ngôi vua. Sau này lên ngai vàng, chúa Nguyễn Gia Long nghĩ đến bà Đênh liền sai đúc cốt bà bằng đồng đen đem lên núi Một để thờ, phong bà Đênh làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Nơi điện thờ bà gọi là “Linh Sơn Tiên Thạch Động”. Tên gọi là Bà Đênh sau được dân địa phương gọi tránh đi là Bà Đen, gọi núi Một là núi Bà Đen.

Lễ hội núi Bà Đen

Lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu (núi Bà Đen) được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, ngay từ đầu xuân, các tín đồ thập phương đã đến hành lễ không ngừng. Mỗi tháng vào ngày rằm cũng có những cuộc lễ thường kỳ. Phần đông du khách đến cầu nguyện mong Thánh Mẫu phù hộ gia đạo tốt lành, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Hội Vía chính thức Linh Sơn Thánh Mẫu được diễn ra vào hai ngày 5 và 6 tháng 5 âm lịch hàng năm, là ngày hiển Thánh của bà Đênh. Vào lúc 12 giờ ngày 5-5, tất cả khách thập phương đều được mời ra bên ngoài, cửa điện thờ được đóng lại, các vị sư nữ dùng nước suối Bửu Long rửa (lễ Mộc Dục) rồi sau đó xức dầu thơm vào. Những lễ chính trong ngày vía Thánh Mẫu là: lễ Khai Kinh, lễ Mộc Dục, lễ Túc Yết, lễ Chính Thức, vào lễ chầu văn đồng bóng...

Quang cảnh Điện Bà trên núi Bà Đen

Theo TS. Nguyễn Ngọc Thơ, tục thờ cúng Điện Bà (Linh Sơn), thờ Bà Chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc - An Giang), tục thờ Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu chỉ dừng lại ở mức độ nghi lễ, có sự hội nhập của các nền văn hóa khác. Tục thờ Nữ thần và Mẫu thần đều xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc - Trung - Nam.

Lại Hùng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top