Ngày 13/8, giới chức Ấn Độ xác nhận đã tìm thấy sáu thi thể, trong khi hơn 50 người khác nhiều khả năng đã mất mạng trong một vụ lở đất chôn vùi hai chiếc xe khách tại bang Himachal Pradesh.
Cảnh lũ lụt tại Nepal. (Nguồn: AFP)
Theo thông báo, hai chiếc xe gặp nạn khi đang dừng trên một đường quốc lộ nằm cách thủ phủ Shimla của bang này 200km. Hai chiếc xe bị đất đá cuốn xuống sườn đồi dài 800m. Nhiều ngôi nhà cũng bị phá hủy trong vụ sạt lở này.
Lực lượng cứu hộ đã đến hiện trường song gặp khó khăn trong công tác cứu người do trời tối và địa hình dốc. Quân đội cũng đã tham gia công tác tìm kiếm.
Trong khi đó, tính đến chiều 13/8, ít nhất 49 người thiệt mạng và 36 người đã mất tích trong đợt lũ lụt và sạt lở đất tại Nepal do mưa lớn xảy ra từ ngày 11/8 vừa qua.
Theo lực lượng chức năng, thảm kịch mới nhất xảy ra tại huyện Rautahat ở miền Đông Nepal sáng 13/8, xe chở một gia đình sáu người đã bị lao xuống nước lũ. Trong số những người thiệt mạng có một phụ nữ đang mang thai và một bé gái 3 tuổi.
Trong khi đó, tại khu vực thấp hơn, ít nhất 36 người đã mất tích; hơn 20 người bị thương và hàng nghìn gia đình phải sơ tán; hơn 34.000 ngôi nhà đã chìm trong nước.
Bộ Nội vụ cho biết những huyện đồng bằng gồm Jhapa, Morang, Sunsari, Saptari, Rautahat, Sarlahi, Dang và Banke là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất do lũ. Nước sông hiện đã vượt mức nguy hiểm và đang thay đổi dòng chảy có thể đe dọa nhiều cộng đồng dân cư hơn. Các lực lượng an ninh và cứu hộ của Neapl đều đã được cử đến các huyện ở tỉnh Terai này.
Ngày 13/8, Bộ trưởng Nội vụ Nepal Janardan Sharma cũng đã đến thị sát vùng lũ này và chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động cứu hộ. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường quốc lộ huyết mạch đã bị tàn phá do lũ đã gây cản trở các nỗ lực này. Nhiều khu vực máy bay cũng không thể triển khai do thời tiết xấu.
Dự báo gió mùa sẽ còn tiếp tục gây mưa tại khu vực này trong vài ngày tới.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…