Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 12 năm 2021 | 23:14

Lo dịch Covid-19, ĐBSCL giảm sản lượng hoa phục vụ Tết

Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới đời sống, kinh tế của người dân, đặc biệt hiện nay ở ĐBSCL dịch đang diễn biến phức tạp, lo ngại việc này, nhiều nhà vườn hoa nỏi tiếng trong vùng đã chủ động điều chỉnh giảm sản lượng vụ hoa Tết Nguyên đán 2022.

Từ thủ phủ hoa Sa Đéc

Tại TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) có khoảng 2.300 hộ dân sống bằng nghề sản xuất, kinh doanh hoa, kiểng, khác với mọi năm, do ảnh hưởng bởi dịch Cocid-19 nên vụ hoa Tết năm nay, nhiều nông dân đã chọn giải pháp an toàn giảm 50% diện tích gieo trồng.

Theo Phòng Kinh tế TP. Sa Đéc, đến nay các nông dân làng hoa đã xuống giống khoảng 52 ha diện tích hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán 2022, giảm khoảng 50% so với thường niên. Trong đó, tập trung vào các giống chủ lực như: cúc mâm xôi, cúc kim cương, cúc đồng tiền, hoa hồng...

 

 Do ảnh hưởng bởi dịch Cocid19, nhiều nông dân làng hoa Sa Đéc đã giảm 50% diện tích gieo trồng.

 

Nhiều nhà vườn trồng hoa kiểng tại Sa Đéc cho biết, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên phải tính toán gieo giống, tập trung chăm sóc từng giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo hoa đạt chất lượng và nở đúng dịp Tết. Các nhà vườn cũng chủ động giảm số lượng hoa, kiểng và xen vào trồng nhiều giống mới, đồng thời giới thiệu, quảng bá hoa, kiểng cho các thương lái gần xa tiếp cận qua mạng xã hội Zalo, Facebook.

Bà Nguyễn Thị Chè, hộ kinh doanh hoa kiểng tại phường Tân Quy Đông (TP. Sa Đéc) cho hay, mọi năm vào khoảng thời gian này các hộ trồng hoa đều rất tất bật lo số lượng cho các đơn đặt hàng ở khắp cả nước. Nhưng năm nay dịch bệnh, giãn cách kéo dài nên nhiều hộ chỉ trồng cầm chừng ít đơn đặt hàng từ các tỉnh thành.

Hội quán “Tôi yêu màu tím” (TP. Sa Đéc) có 20 thành viên, bình quân mỗi năm, hội quán sản xuất bán cho thị trường Tết khoảng 100.000 chậu hoa cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, vạn thọ, cát tường, thược dược… nhưng năm nay lượng sản xuất chỉ đạt 40.000 chậu. Theo ông Trần Văn Tiếp, Chủ nhiệm Hội quán cho biết, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng thành viên hội quán vẫn tích cực thích ứng, tập trung xuống giống sản xuất với đủ các chủng loại hoa. Nhưng so với những năm trước, sản lượng hoa cung ứng cho thị trường Tết năm nay giảm khoảng hơn 50%, nhiều thành viên còn dè chừng, không dám trồng nhiều.

Nhiều làng hoa lớn trong vùng đều giảm

Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre là “cái nôi” của nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng. Nơi đây có trên 7.500 hộ dân tham gia sản xuất giống cây trồng với diện tích hơn 1.650ha và trở thành trung tâm sản xuất cây giống lớn nhất cả nước.

Chợ Lách hiện có trên 4.700 hộ sản xuất, kinh doanh hoa, kiểng các loại với khoảng 560 ha. Sản lượng hoa, kiểng các loại hàng năm địa phương này cung ứng cho thị trường từ 15 - 20 triệu sản phẩm. Riêng vụ mùa Tết, Chợ Lách cung ứng khoảng 10 triệu sản phẩm gồm: tắc tạo hình linh vật, hoa mẫu đơn bon sai, hoa giấy và các loại hoa cúc, vạn thọ…

Năm nay, nhiều nhà vườn đã chủ động giảm diện tích trồng hoa kiểng Tết do tình hình dịch bệnh dự kiến sức tiêu thụ giảm. Điển hình như tại Hợp tác xã (HTX) Cây giống và hoa kiểng Cái Mơn, vụ hoa Tết năm nay nhiều xã viên không dám đầu tư sản xuất hoa, kiểng nhiều vì sợ tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến tiêu thụ. Vì vậy, sản lượng hoa kiểng cũng giảm 40- 50%, trừ mai vàng đã chủ động trồng từ đầu năm và nếu không bán hết để năm sau cũng không sao.

 

 Người dân chuẩn bị hoa cúc cho thị trường Tết Nhâm Dần.

 

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết, đối với hoạt động sản xuất hoa kiểng, địa phương có hai nhóm gồm: nhóm cây kiểng như mai vàng, kiểng cổ và nhóm hoa. Đối với nhóm hoa sản lượng giảm 50% so với vụ Tết năm ngoái, bởi đây là loại sản phẩm có nhiều nơi sản xuất, cùng với đó, do dịch bệnh, khả năng không bán ở nơi tập trung lớn được, chính vì vậy, huyện khuyến cáo năm nay giảm 50% sản lượng còn khoảng 3 triệu sản phẩm.

Tại TP. Cần Thơ, các vùng chuyên canh hoa như: Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, Làng hoa Tân Long A thuộc huyện Phong Ðiền, Thốt Nốt... cũng đã chuẩn bị hoa kiểng phục vụ cho thị trường Tết. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ, đến nay nông dân tại địa phương đã xuống giống gieo trồng gần 355.700 chậu hoa kiểng, giảm khoảng 50% so với năm ngoái.

Dù lượng hoa kiểng nông dân chuẩn bị cho mùa Tết năm nay giảm mạnh về số lượng so với năm trước nhưng nhìn chung vẫn khá đa dạng chủng loại, với nhiều loại hoa, kiểng lá và cả các loại kiểng bonsai. Trong đó, các loại hoa hiện đã được nông dân tập trung xuống giống trồng nhiều là hoa cúc mâm xôi, cúc đài loan, cúc tiger, cúc pico, cát tường, hồng nhung, mai dạ thảo, các loại hoa chậu treo, sen đá...

 

 Với tình hình dịch bệnh phức tạp nhiều vùng trồng hoa kiểng ở ĐBSCL giảm sản lượng vụ hoa Tết năm nay.

 

Được biết, năm nay người trồng hoa kiểng ở Cần Thơ không chỉ gặp khó trong tìm mua cây giống và nhiều loại vật tư mà giá thuê mướn nhân công, phương tiện vận chuyển và nhiều chi phí đầu vào phục vụ sản xuất cũng tăng mạnh. Ðặc biệt, giá nhiều loại phân bón hóa học đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước, giá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng rất mạnh làm giá thành sản xuất tăng cao.

Tại Tiền Giang một số HTX còn giảm tới 70% sản lượng hoa. Ông Trương Văn Nhung, Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất hoa kiểng Mỹ Phong (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết, vụ hoa Tết năm nay các thành viên của HTX sản xuất 250.000 sản phẩm, giảm 70% so với vụ hoa năm ngoái. Do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, cho nên nông dân sợ không tiêu thụ được sản phẩm, phải cắt giảm sản lượng.

Ðể an tâm sản xuất và có đầu ra sản phẩm thuận lợi, các nhà vườn trồng hoa kiểng ở ĐBSCL rất mong ngành chức năng quan tâm có giải pháp ổn định giá các loại vật tư đầu vào, tăng cường công tác thông tin thị trường, hỗ trợ kết nối nông dân với các đơn vị, doanh nghiệp và nhà tiêu thụ. Tạo điều kiện cho thương lái, doanh nghiệp đến thu mua, vận chuyển hoa kiểng trong dịp cuối năm nhưng vẫn bảo đảm thực hiện tốt khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân bán hàng qua kênh thương mại điện tử để hạn chế tiếp xúc...

 

 

Hoàng Văn (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top