Những ngày cận Tết, phiên chợ đào ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhộn nhịp đông vui như trẩy hội. Những phiên chợ từ tờ mờ sáng ngập mây giăng, sương phủ vẫn cứ nhộn nhịp "hút hồn" người mua.
Thú chơi đào đá cổ ngày càng được "thượng đế" ưa chuộng. Không chỉ người dân bản địa, mà rất nhiều thương lái đổ về bản Phù Khả (Na Ngoi) để "săn" đào trồng trên núi “hút hồn” người chơi này. Những phiên chợ từ tờ mờ sáng ngập mây giăng, sương phủ vẫn nhộn nhịp người mua.
Na Ngoi là một xã thuộc huyện miền núi Kỳ Sơn được xem là "thủ phủ" trồng đào rừng lớn nhất ở Nghệ An. Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này phù hợp cho giống cây đào đá phát triển. Với độ cao này, nơi đây được mệnh danh là xứ sở sương mù, về mùa đông mây và sương quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp rất riêng.
Chính vì thế, giống đào đá cổ nơi đây mọc lên từ nền đất đá cằn hay được bà con trồng trên đồi, trong nương rẫy nhà qua nhiều năm thân cây mốc meo, địa y, rêu bám đầy trên những dáng cây khẳng khiu, cổ kính, tự nhiên vươn theo chiều ánh nắng mặt trời. Đặc điểm của đào đá cổ là nhìn rất có chiều sâu, nụ đào chúm chím và nở rộ từng chùm hoa màu cánh đào phai nhưng nhìn luôn tràn đầy sức sống. Chính nét nguyên sơ tạo nên vẻ đẹp, nhẹ nhàng mà sâu lắng đến mê mẩn.
Việc phát triển kinh tế bằng cách trồng đào nhiều năm nay được chính quyền xã Na Ngoi áp dụng. Xã vận động dân bản trồng đào trên các sườn đồi, nương rẫy, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, chặt cành bán vào dịp cuối năm. Hiện, toàn xã Na Ngoi có hàng chục hécta đào được trồng tập trung ở các bản như Buộc Mú, Kẻo Bắc, Ka Nọi, Tổng Khư... Từ khi nơi đây trở thành thủ phủ của đào rừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thoát nghèo nhờ việc bán đào phục vụ người dân chơi mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Khảo sát giá, được biết giá đào đá Tết tại Kỳ Sơn năm nay “mềm” hơn so với các năm trước. Các gốc đào có giá từ 1 - 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, những gốc đào khủng, có giá hàng chục triệu đồng xuất hiện ít hơn so với các năm.
Dưới đây là một số hình ảnh phiên chợ đào và cảnh đẹp mê mẩn ở Na Ngoi:
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.