Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ và khu vực duyên hải Nam Trung bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở các địa phương này luôn trong tình trạng báo động.
Nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh miền trung, duyên hải Nam Bộ
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt và khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới, kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Theo dự báo, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi hơn 38 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ C, có nơi hơn 40 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ hơn 35 độ từ 10-18 giờ.
Trước đó, chưa đầy nửa tháng, các tỉnh khu vực Bắc miền Trung liên tiếp xảy ra hàng chục vụ cháy rừng. Với các đám cháy lớn kéo dài nhiều ngày ở Nghệ An, Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã huy động hàng chục ngàn lượt người tham gia chữa cháy. Công tác chữa cháy đang gặp muôn vàn khó khăn do cháy xảy ra ở vị trí đồi dốc, khó tiếp cận, các cơ quan chức năng không thể đưa nước lên hiện trường.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh sơ lược, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7-2020, trên địa bàn liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng tại các xã Sơn Long, Sơn Trà, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh (huyện Hương Sơn); xã Lộc Yên (huyện Hương Khê)… Nghiêm trọng nhất, vụ cháy trên 30ha rừng ở dãy núi Mồng Gà, thuộc xã Ân Phú (huyện Vũ Quang); xã Sơn Long và xã Sơn Trà (huyện Hương Sơn) diễn ra 2 ngày 2 đêm mà 1.000 lượt người tham gia mới dập tắt được đám cháy.
“Nắng nóng đang rất khốc liệt, nhiệt độ vào buổi trưa và đầu chiều tăng kịch kim, khiến nguy cơ cháy rừng luôn chực chờ. Hà Tĩnh đang có đến 120.000ha rừng dễ cháy, chủ yếu rừng cây thuần loài như thông, thông keo, bạch đàn, phi lao hỗn giao…”, ông Huấn lo lắng.
Trở vào khu vực duyên hải Nam Trung bộ, tình hình khô hạn vẫn tiếp diễn. Bước vào mùa khô năm nay, trên các nẻo rừng phía Tây luôn đặt trong tình trạng chờ phựt lửa với mức độ cảnh báo rừng cấp IV và cấp V (mức độ rất cao). Đi dọc những địa phương có diện tích rừng lớn ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, khắp nơi lực lượng chức năng phải lập nhiều chòi canh lửa, trạm chốt hoạt động 24/24 giờ.
Ông Võ Văn Trình, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, địa bàn hiện có 18.000ha rừng, trong đó có 15.000ha rừng trồng. Mùa khô năm nay khốc liệt hơn năm 2019, hiện có 8/14 xã, phường ở Đức Phổ có nguy cơ cháy rừng cao, rừng dễ phát lửa là rừng keo tràm, bạch đàn... Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã xảy ra 5 vụ cháy, thiệt hại 8,4ha rừng, mỗi vụ phải huy động trên 50 người chữa cháy…
Theo ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), thời tiết năm nay nắng liên tục nên các khu rừng nở nhiều hoa và được mùa mật ong. Việc này khiến những đoàn người xâm nhập vào rừng nhiều hơn để kiếm mật, quá trình lấy mật người dân thường đốt lửa xua đuổi đàn ong, khiến cho nguy cơ cháy rừng rất cao.
“Rừng Vĩnh Thạnh đã có chủ và được giao khoán cho người dân bảo vệ hưởng lợi dưới tán rừng. Chúng tôi kiên quyết đẩy đuổi những người ở ngoài địa phương, nhất là ở phía Gia Lai xâm nhập vào rừng mà không có lý do chính đáng, phải làm quyết liệt...”, ông Quang khẳng định.
Trong khi đó, ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, rút kinh nghiệm từ những vụ cháy rừng năm 2019 và để giảm thiểu các vụ cháy rừng trong thời gian tới, Hà Tĩnh đang kiểm tra, xác định các vùng rừng trọng điểm có nguy cơ cao dễ cháy để lên các phương án chữa cháy kịp thời và hiệu quả, trong đó có sơ đồ, các giả định, lực lượng…
Đồng thời, tổ chức lực lượng trực canh gác ở các chòi cao để kịp thời phát hiện sớm các vụ cháy rừng và dập lửa; sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị flycam phục vụ việc kiểm tra, nắm bắt địa bàn và các vùng có nguy cơ cháy. Khi xảy ra cháy, đoàn liên ngành sẽ vừa chữa cháy vừa điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, đối tượng đốt rừng…
Triệu tập người phụ nữ nghi đốt rác gây cháy rừng ở Nghệ An
Sáng 11-7, thông tin từ Hạt kiểm lâm huyện Diễn Châu, Nghệ An cho biết bà P.T.T. (ngụ xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu) đã bị cơ quan chức năng triệu tập để lấy lời khai liên quan đến vụ cháy rừng thông xảy ra tại xã này.
Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định trưa 10-7, bà T. ra bìa rừng để thu dọn và đốt rác. Sau đó bà T. trở vào nhà và không kiểm tra tàn lửa.
Đến khoảng 13h chiều 10-7 do thời tiết nắng nóng, gió Tây Nam thổi mạnh nên tàn lửa từ khu vực đốt rác đã bốc lên bén vào lớp thực bì dày tại bìa rừng, khiến ngọn lửa bùng phát và lây lan nhanh.
Phát hiện đám cháy, người dân đã hô hoán nhau để dập lửa đồng thời báo chính quyền địa phương. Tuy nhiên do gió lớn, lá khô phủ đầy nên đám cháy ngày càng lan rộng từ xã Diễn Lộc sang xã Diễn Phú.
Hơn 1.000 người được huy động chữa cháy rừng suốt từ chiều đến đêm 10-7. Khoảng 22h30 đêm 10-7, đám cháy được khống chế.
Trước đó, tháng 11-2019, TAND huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh từng tuyên phạt ông Phan Đình Thành (46 tuổi, trú tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) 7 năm tù tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy do đốt rác gây cháy 67ha rừng thông và bạch đàn. Ngoài ra, HĐXX còn yêu cầu ông Thành bồi thường gần 3 tỉ đồng cho Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh.
Tàu kéo bốc cháy ở Cần Giờ, 4 người thoát chết
Thiếu tá Bao Minh Tiến - chính trị viên đồn biên phòng Thạnh An, Bộ đội biên phòng TP.HCM - cho biết sự việc xảy ra vào sáng 11-7.
Thông tin ban đầu, khoảng 5h sáng cùng ngày, tàu kéo do ông Nguyễn Thanh Tòng (ngụ xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) làm thuyền trưởng kéo theo sà lan chở khoảng 600m3 đá từ cảng Long Sơn (Vũng Tàu) về Tiền Giang.
Trên tàu kéo có 3 người khác gồm bà Trần Yến (vợ ông Tòng) cùng 2 thuyền viên là Nguyễn Văn Suốt và Nguyễn Tấn Hải.
Khi đến khu vực cửa sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ thì tàu kéo bất ngờ bốc cháy. Thuyền trưởng cùng mọi người kịp nhảy qua sà lan và được người dân đi cào cá ở gần đó ứng cứu.
Nhận được tin báo, đồn biên phòng Thạnh An điều động 2 tàu cùng 6 chiến sĩ tiếp cận hiện trường, đồng thời báo cáo Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng TP.HCM đến hỗ trợ.
Sau vụ cháy, phần đầu tàu kéo cháy rụi, hư hỏng nặng. Cơ quan chức năng đang xử lý để không gây ô nhiễm môi trường.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.