Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, mưa lớn từ đêm ngày 7/5 đến rạng sáng ngày 8/5, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã gây ngập lụt trên một số sông, suối nhỏ gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo báo cáo nhanh của huyện Lâm Bình, đến 10h ngày 8/5 ghi nhận xảy ra sạt lở ta luy dương tuyến đường Lăng Can - Xuân Lập, với khối lượng đất đá trên 1.000m3 gây ách tắc giao thông; Sạt lở 20m kè bời suối Bản Khiển, thị trấn Lăng Can; 30m mương thủy lợi tại xã Lăng Can bị hư hỏng; 30m tường xây bị gẫy sập (tường xây đền Pú Bảo).
Nhiều vật tư, thiết bị, máy móc đang thi công xây dựng thuộc công trình chống ngập trường THPT Lâm Bình và kè bờ suối Nặm Chang bị cuốn trôi gồm: 01 máy búa đóng cọc, 20m ván khuôn thép, 03 máy bơm, khoảng 10m3 cát sỏi, 01 tấn xi măng. Có 02 điểm tại trường THPT Lâm Bình và trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Lâm Bình bị ngập gây thiệt hại về tài sản.
Trên 70 ha lúa, ngô và hoa màu bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó thị trấn Lăng Can khoảng 64 ha, xã Xuân Lập khoảng 06 ha. Trên 2.000 m2 ao nuôi thủy sản bị thiệt hại, trong đó, Thị trấn Lăng Can 1.000 m2 , xã Xuân Lập 1.000 m2. Mưa sạt lở bờ suối làm mất trên 1.000m đất sản xuất.
Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra tại hiện trường, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình khắc phục hậu quả. Chỉ đạo UBND các xã và cán bộ chuyên môn, phụ trách xuống các xã bị thiệt hại nắm tình hình và rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại đối với tài sản, diện tích cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại; huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức khắc phục hậu quả sau thiên tai.
Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đang phối hợp với UBND Thị trấn Lăng Can huy động lực lượng tại chỗ (ước khoảng 400 người), phương tiện và tổ chức khắc phục tại 02 điểm bị ngập trường THPT Lâm Bình và trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trung học cơ sở huyện Lâm Bình.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.