Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2017 | 3:5

Mùa thu này trên quê hương Xô viết

Tháng Tám mùa thu lịch sử năm nào ghi dấu phong trào Xô viết anh hùng còn vang dội đến hôm nay và mãi mãi mai sau để vóc dáng quê hương dần đẹp hơn bởi khí chất của vùng đất văn hóa cách mạng nay được bồi đắp bởi sinh lực mới trong cuộc cách mạng xóa đói nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Khu di tích lịch sử Xô viết ngã ba Nghèn, nơi diễn ra cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Can Lộc trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Đất này đất Xô viết...…

Nói về vùng đất Nghệ Tĩnh trong những năm đầu thế kỷ XX, một viên quan người Pháp đã từng thốt lên: “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu, thiếu Nghệ Tĩnh không nghèo). Thế nhưng, chính vùng đất này lại khiến chính quyền thực dân phong kiến hơn trăm năm trước phải đau đầu và nhiều phen bạt vía kinh hồn bởi những cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra: khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng, khởi nghĩa Lê Ninh… Đặc biệt là cao trào Xô viết 1930-1931, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng đất Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc… đã làm thực dân Pháp điêu đứng.

Máu chảy, đầu rơi trên ngã ba Nghèn, nước mắt thấm ướt ruộng đồng nhưng những người nông dân áo vải không hề run sợ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, nắm bắt thời cơ, các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh đã đứng lên làm một cuộc đại cách mạng long trời lở đất vào những ngày tháng Tám năm 1945. Hà Tĩnh đã đứng đầu dậy trước trong những năm 1930 và cũng là địa phương giành chính quyền sớm nhất của cả nước trong Cách mạng tháng Tám, ra mắt chính quyền mới để lãnh đạo nhân dân tiến hành song song 2 nhiệm vụ: kháng chiến và kiến quốc.

Mùa Thu nay, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong thời điểm đứng trước nhiều vận hội, thời cơ nhưng cũng lắm gian truân, thử thách. Toàn Đảng bộ cũng như mỗi một người dân đều thêm thấm thía sâu sắc giá trị của một nền độc lập được đổi bằng xương máu và nhận thức rõ hơn những bài học to lớn mà Cách mạng tháng Tám mang lại. Đó là bài học chớp thời cơ để giành thắng lợi, bài học về sự đoàn kết và sức mạnh quần chúng nhân dân…

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng

Tự hào là quê hương cách mạng, là địa chỉ đỏ tiêu biểu của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Can Lộc đã chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tranh thủ tối đa các nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách, giành nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực…

Là địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, Can Lộc tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp được coi là thế mạnh tạo bước chuyển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 2.674 máy làm đất, 34 máy gặt đập liên hợp, là một trong những địa phương dẫn đầu về tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Can Lộc thực hiện đồng bộ các giải pháp, cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tập trung cao của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân nên đã đạt được kết quả khá cao, đi vào chiều sâu, bền vững. Vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới của người dân Can Lộc được phát huy tích cực, xây dựng thành công nhiều khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. Đến nay, toàn huyện có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, không có xã dưới 10 tiêu chí. 

Đổi thay trên quê hương cách mạng xã NTM Sơn Châu (Hương Sơn).

Về Sơn Châu trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi thực sự cảm nhận được sự đổi thay nhanh chóng trên vùng quê cách mạng, nơi có di tích lịch sử đình làng Tứ Mỹ - điểm khởi nguồn cho các cuộc  biểu tình, tranh đấu đòi quyền lợi của người dân vùng hạ Hương Sơn trong cao trào Xô viết 1930-1931. Đường làng, ngõ xóm trải bê tông sạch đẹp; màu ngói đỏ ẩn hiện thấp thoáng sau những khu vườn mẫu, niềm vui hiển hiện trên từng khuôn mặt  người dân. Cùng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Sơn Châu là một trong hai xã đầu tiên của huyện Hương Sơn về đích nông thôn mới.

“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, vùng đất khó năm xưa đã vươn mình bằng việc phát huy tiềm năng, lợi thế. Thôn Nam Đoài là một trong những dẫn chứng điển hình. Anh Trần Đình Công, Bí thư Chi bộ thôn, cho biết: “Sự  đầu tàu gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tính dân chủ, công khai, minh bạch  trong việc lấy ý kiến đóng góp, huy động nguồn lực đã tạo sức mạnh đồng thuận giữa bà con lương giáo trong các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Từ vùng khó khăn nhất xã, nay Nam Đoài đã trở thành một trong những vùng kinh tế mạnh với lợi thế chăn nuôi, đặc biệt là phát triển đàn hươu”.

Tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, quyết tâm thay đổi cuộc sống đã khiến những người dân chân chất nơi đây năng động tìm hướng đi phù hợp, mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đời sống, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.  Ấn tượng trong bức tranh kinh tế ở Sơn Châu còn là sự năng động phát triển dịch vụ thương mại. Những năm gần đây, xã tập trung phát triển đa dạng hệ thống dịch vụ thương mại, xây dựng, mua bán tổng hợp, mua bán, chế biến nông sản, các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, xã hội hoá chợ… Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 2 mô hình kinh tế cho thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm; gần 60 mô hình mỗi năm cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 30%. Đời sống của người dân đã thực sự bước sang trang mới. 

Tiếp bước truyền thống vùng quê cách mạng, dưới sự chỉ lối soi đường của Đảng bằng những chủ trương, chính sách đúng đắn và sự đồng thuận của lòng dân, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng vững bước trên con đường thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, củng cố vững chắc các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng quê hương  ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Anh Bình - Bá Tân

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top