Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hỗ trợ nông dân nước này hơn 4 tỷ USD nhằm bù đắp các thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Chính phủ Mỹ đã cam kết hỗ trợ nông dân tổng số tiền là 16 tỷ USD. Số tiền hơn 4 tỷ USD đã được chuyển cho các nông dân Mỹ bị thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Nông dân Mỹ là bộ phận chủ đạo trong lực lượng cử tri ủng hộ ông Trump nhưng cũng là đối tượng hứng chịu nhiều nhất trong chiến tranh thương mại. Ảnh: Reuters. |
Đây là một phần trong tổng số 16 tỷ USD mà chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ cho nông dân nước này nhằm hạn chế các thiệt hại từ các biện pháp thuế quan trả đũa của Trung Quốc. Con số này năm 2018 là 12 tỷ USD. Tới nay đã có hơn 300.000 đơn xin hỗ trợ kể từ khi chương trình được triển khai.
Trong một diễn biến liên quan, các Phó trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ bắt đầu gặp nhau tại Washington từ ngày 19/9. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tiếp đó sẽ gặp Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc vào đầu tháng 10/2019 nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…