Liên quan đến việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động từ các địa phương trở về do tác động của dịch Covid -19, tỉnh Nghệ An đã kết nối với các doanh nghiệp, hiện có khoảng 37.000 vị trí việc làm trong và ngoài tỉnh đang chờ người lao động.
Sáng 4/8, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tại cuộc làm việc, đánh giá các báo cáo, tờ trình liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến tập trung đề nghị làm rõ kết quả công tác phòng, chống dịch Covid -19, giải pháp thời gian tới, trong đó có công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
Một trong những nội dung được Thường trực HĐND tỉnh rất quan tâm là thực hiện các chính sách an sinh xã hội, lao động việc làm trong bối cảnh tác động của dịch Covid -19. Đặc biệt việc giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương có dịch trở về.
Tại cuộc họp, ông Đoàn Hồng Vũ, Giám đốc Sở LĐ - TB&XH Nghệ An, cho biết: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động từ các địa phương có dịch trở về, đơn vị đã phối hợp nắm tình hình người dân, người lao động có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An từ các địa phương trên cả nước về quê trong đợt dịch này. Sở đang quyết liệt làm việc với các huyện, thành, thị để đánh giá lại tình hình lao động, nhu cầu việc làm, an sinh xã hội, gắn với diễn biến của dịch Covid -19 để có phương án cụ thể về lao động việc làm.
Do bối cảnh dịch Covid-19 nên Sở LĐ - TB&XH Nghệ An không tổ chức được hội chợ việc làm nhưng đã chỉ đạo triển khai các cuộc tư vấn giới thiệu việc làm, phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, xóm để tuyên truyền cho người dân. Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh có trang web, zalo, fanpage… để kết nối lao động và doanh nghiệp.
Hiện nay, qua kết nối với các doanh nghiệp, có khoảng 37.000 vị trí việc làm trong và ngoài tỉnh, trong đó khoảng 27.000 việc làm trong tỉnh đang chờ lao động và hiện Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh nắm rất chi tiết.
Ngoài ra, Nghệ An đang triển khai kế hoạch hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 145 người được hưởng kinh phí hỗ trợ như: hướng dẫn viên du lịch, hoạt động nghệ thuật, một số lao động tạm ngừng việc làm, trong đó có cả số lao động nuôi con nhỏ. Ngành Bảo hiểm xã hội cũng đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp giảm mức đóng bảo hiểm; tạm ngừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất…
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.